Mảnh trang trí kiến trúc bằng đất nung thời Lý, hiện vật của Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Gốm kiến trúc thời Lý gồm các loại gạch ngói và vật trang trí, được tạo tác với rất nhiều kiểu dáng phong phú.Gạch nung hình rồng trong lá đề thời Lý. Gạch thời Lý thường có các loại hình gạch chữ nhật, gạch vuông, gạch bát giác, được in khuôn nhiều loại họa tiết tinh xảo, phổ biến là hoa cúc, hoa sen, rồng uốn trong khung lá đề.Một số viên gạch thời Lý ghi niên đại tạo tác như "Lý gia đệ tam đế Chương Thánh Gia Khánh nhất niên tạo" hay "Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo", đã khẳng định tinh thần độc lập tự chủ của quốc gia Đại Việt.Bệ hoa sen bằng đất nung thời Lý. Vật trang trí kiến trúc thời lý mang bản sắc văn hóa độc đáo, đề cao tư tưởng đạo Phật, thể hiện qua sự phổ biến của hình tượng hoa sen.Tượng uyên ương trên ngói úp nóc thời Lý. Theo quan niệm Phật giáo truyền thống, uyên ương là một trong những loài vật biểu trưng của Phật giáo, thể hiện sự hóa thân của Đức Phật, là hiện thân của hạnh phúc.Mảnh vòm cửa thời Lý được tạo hình bằng các hoa văn chìm mềm mại, uyển chuyển dựa trên kỹ thuật in khuôn.Tượng phỗng thời Lý. Đây là một dạng ngẫu tượng thường đặt ở chốn thờ cúng trong phong tục của người Việt xưa.Bệ hoa sen bằng đá thời Lý, dùng để kê chân cột trong công trình kiến trúc.Liễn gốm men ngọc thời Lý. Gốm men ngọc là một dòng gốm cổ nổi tiếng của Việt Nam, phổ biến vào thời Lý - Trần, thế kỷ 11-14, kéo dài đến thế kỷ 15.Ấm gốc men ngọc thời Lý. Là loại gốm được chế tạo công phu, gốm men ngọc có lớp men phủ ngoài rất dày, trong và bóng.Bát gốm men lục thời Lý. Men lục là loại men có màu xanh bắt mắt, lần đầu xuất hiện ở Việt Nam vào thời nhà Lý.Tiền "Minh Đạo Nguyên Bảo" thời Lý, niên đại 1042-1044.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Mảnh trang trí kiến trúc bằng đất nung thời Lý, hiện vật của Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Gốm kiến trúc thời Lý gồm các loại gạch ngói và vật trang trí, được tạo tác với rất nhiều kiểu dáng phong phú.
Gạch nung hình rồng trong lá đề thời Lý. Gạch thời Lý thường có các loại hình gạch chữ nhật, gạch vuông, gạch bát giác, được in khuôn nhiều loại họa tiết tinh xảo, phổ biến là hoa cúc, hoa sen, rồng uốn trong khung lá đề.
Một số viên gạch thời Lý ghi niên đại tạo tác như "Lý gia đệ tam đế Chương Thánh Gia Khánh nhất niên tạo" hay "Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo", đã khẳng định tinh thần độc lập tự chủ của quốc gia Đại Việt.
Bệ hoa sen bằng đất nung thời Lý. Vật trang trí kiến trúc thời lý mang bản sắc văn hóa độc đáo, đề cao tư tưởng đạo Phật, thể hiện qua sự phổ biến của hình tượng hoa sen.
Tượng uyên ương trên ngói úp nóc thời Lý. Theo quan niệm Phật giáo truyền thống, uyên ương là một trong những loài vật biểu trưng của Phật giáo, thể hiện sự hóa thân của Đức Phật, là hiện thân của hạnh phúc.
Mảnh vòm cửa thời Lý được tạo hình bằng các hoa văn chìm mềm mại, uyển chuyển dựa trên kỹ thuật in khuôn.
Tượng phỗng thời Lý. Đây là một dạng ngẫu tượng thường đặt ở chốn thờ cúng trong phong tục của người Việt xưa.
Bệ hoa sen bằng đá thời Lý, dùng để kê chân cột trong công trình kiến trúc.
Liễn gốm men ngọc thời Lý. Gốm men ngọc là một dòng gốm cổ nổi tiếng của Việt Nam, phổ biến vào thời Lý - Trần, thế kỷ 11-14, kéo dài đến thế kỷ 15.
Ấm gốc men ngọc thời Lý. Là loại gốm được chế tạo công phu, gốm men ngọc có lớp men phủ ngoài rất dày, trong và bóng.
Bát gốm men lục thời Lý. Men lục là loại men có màu xanh bắt mắt, lần đầu xuất hiện ở Việt Nam vào thời nhà Lý.
Tiền "Minh Đạo Nguyên Bảo" thời Lý, niên đại 1042-1044.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.