Trận Xích Bích diễn ra năm 208 là một trong những sự kiện lớn trong thời Tam quốc. Đây là cuộc đối đầu giữa Tào Ngụy với liên minh Thục Hán và Đông Ngô. Trong trận chiến này, Quan Vũ đóng vai trò quan trọng.Cụ thể, trong trận Xích Bích, đại quân do Tào Tháo chỉ huy đã có cuộc đối đầu cam go ác liêt với lực lượng của Lưu Bị và Tôn Quyền. Cuối cùng, phần thắng thuộc về liên minh Thục Hán và Đông Ngô.Theo "Tam quốc diễn nghĩa", do thất bại nên Tào Tháo quyết định dẫn quân tháo chạy qua đường Hoa Dung. Nước đi này của Tào Tháo đã được Gia Cát Lượng đoán từ trước nên sớm bố trí mãnh tướng Quan Vũ dẫn quân chặn đánh ở Hoa Dung - tuyến đường trọng yếu để tháo chạy từ Ô Lâm về Giang Lăng.Dù thành công chặn đường lui của quân Ngụy nhưng võ tướng Quan Vũ đã quyết định tha chết cho Tào Tháo. Nhờ vậy, Tào Tháo và tàn quân vội vã tháo chạy về phương Bắc. Sự việc này đã chính thức khép lại trận Xích Bích.Việc Quan Vũ tha mạng cho Tào Tháo khiến nhiều người tiếc nuối "cơ hội vàng" tiêu diệt người đứng đầu nhà Ngụy. Thế nhưng, các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu Gia Cát Lượng cử Triệu Vân đi trấn giữ đường Hoa Dung thay cho Quan Vũ thì sẽ dẫn đến 3 hậu quả nghiêm trọng.Theo các sử gia, nếu Triệu Vân chặn đánh quân Tào ở đường Hoa Dung thì chắc chắn Tào Tháo sẽ bị bắt sống hoặc giết chết. Nếu Tào Tháo thực sự chết ở Hoa Dung thì Tào gia sẽ coi Lưu Bị là kẻ thù số 1.Vậy nên, hậu quả đầu tiên nếu Triệu Vân trấn giữ Hoa Dung là người kế vị của Tào Tháo sẽ dốc sức tiêu diệt nhà Thục. Đồng thời, Tôn Quyền sẽ không còn mối lo ở Giang Đông nên sẽ quay ra tấn công Lưu Bị để thống nhất thiên hạ. Khi ấy, nhà Thục sẽ cùng lúc bị Tào và Đông Ngô tấn công dẫn đến thảm kịch diệt vong.Hậu quả thứ hai khi Triệu Vân trấn giữ Hoa Dung, bắt sống Tào Tháo là Lưu Bị sẽ rơi vào thế bất lợi. Bởi lẽ, con cháu của Tào gia có thể lợi dụng danh nghĩa của hoàng đế nhà Hán để yêu cầu Lưu Bị phải thả Tào Tháo. Do Lưu Bị lập nghiệp luôn giương cao ngọn cờ nhân nghĩa, trung thành với nhà Hán nên phải tuân theo mệnh lệnh của nhà Hán là thả Tào Tháo.Một khi được thả, Tào Tháo sẽ tìm cách báo thù, tập hợp lực lượng rồi tiến đánh Kinh Châu. "Cơn cuồng nộ" của Tào Tháo có thể khiến cơ nghiệp của Lưu Bị lung lay, thậm chí có nguy cơ sụp đổ.Hậu quả thứ ba khi Triệu Vân bắt được Tào Tháo ở Hoa Dung đó là Lưu Bị sẽ khó có thể giải quyết được mâu thuẫn giữa Đông Ngô và Tào Ngụy. Trong trường hợp Lưu Bị lấy danh nghĩa của Tôn Quyền để giết chết Tào Tháo thì vị quân chủ nhà Đông Ngô vẫn có cách khiến Tào gia xem Thục Hán là kẻ thù số 1.Tôn Quyền là người thông minh, hiểu rõ vai tròc của Tào Tháo trên bàn cờ chính trị Tam quốc. Do đó, Tôn Quyền sẽ bày mưu tính kế đẩy mâu thuẫn với Tào gia sang phía Lưu Bị. Nhờ đó, Lưu Bị sẽ trở thành kẻ thù của 2 nước này và khó tránh khỏi những cuộc chiến đẫm máu đe dọa sự tồn vong của nhà Thục. Vậy nên, Quan Vũ tha chết cho Tào Tháo giúp Lưu Bị tránh được 3 hậu quả nghiêm trọng như trên.Mời độc giả xem video: Kỳ lạ hồ nước ở Trung Quốc dù khô cạn nhưng chứa toàn đá quý.
Trận Xích Bích diễn ra năm 208 là một trong những sự kiện lớn trong thời Tam quốc. Đây là cuộc đối đầu giữa Tào Ngụy với liên minh Thục Hán và Đông Ngô. Trong trận chiến này, Quan Vũ đóng vai trò quan trọng.
Cụ thể, trong trận Xích Bích, đại quân do Tào Tháo chỉ huy đã có cuộc đối đầu cam go ác liêt với lực lượng của Lưu Bị và Tôn Quyền. Cuối cùng, phần thắng thuộc về liên minh Thục Hán và Đông Ngô.
Theo "Tam quốc diễn nghĩa", do thất bại nên Tào Tháo quyết định dẫn quân tháo chạy qua đường Hoa Dung. Nước đi này của Tào Tháo đã được Gia Cát Lượng đoán từ trước nên sớm bố trí mãnh tướng Quan Vũ dẫn quân chặn đánh ở Hoa Dung - tuyến đường trọng yếu để tháo chạy từ Ô Lâm về Giang Lăng.
Dù thành công chặn đường lui của quân Ngụy nhưng võ tướng Quan Vũ đã quyết định tha chết cho Tào Tháo. Nhờ vậy, Tào Tháo và tàn quân vội vã tháo chạy về phương Bắc. Sự việc này đã chính thức khép lại trận Xích Bích.
Việc Quan Vũ tha mạng cho Tào Tháo khiến nhiều người tiếc nuối "cơ hội vàng" tiêu diệt người đứng đầu nhà Ngụy. Thế nhưng, các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu Gia Cát Lượng cử Triệu Vân đi trấn giữ đường Hoa Dung thay cho Quan Vũ thì sẽ dẫn đến 3 hậu quả nghiêm trọng.
Theo các sử gia, nếu Triệu Vân chặn đánh quân Tào ở đường Hoa Dung thì chắc chắn Tào Tháo sẽ bị bắt sống hoặc giết chết. Nếu Tào Tháo thực sự chết ở Hoa Dung thì Tào gia sẽ coi Lưu Bị là kẻ thù số 1.
Vậy nên, hậu quả đầu tiên nếu Triệu Vân trấn giữ Hoa Dung là người kế vị của Tào Tháo sẽ dốc sức tiêu diệt nhà Thục. Đồng thời, Tôn Quyền sẽ không còn mối lo ở Giang Đông nên sẽ quay ra tấn công Lưu Bị để thống nhất thiên hạ. Khi ấy, nhà Thục sẽ cùng lúc bị Tào và Đông Ngô tấn công dẫn đến thảm kịch diệt vong.
Hậu quả thứ hai khi Triệu Vân trấn giữ Hoa Dung, bắt sống Tào Tháo là Lưu Bị sẽ rơi vào thế bất lợi. Bởi lẽ, con cháu của Tào gia có thể lợi dụng danh nghĩa của hoàng đế nhà Hán để yêu cầu Lưu Bị phải thả Tào Tháo. Do Lưu Bị lập nghiệp luôn giương cao ngọn cờ nhân nghĩa, trung thành với nhà Hán nên phải tuân theo mệnh lệnh của nhà Hán là thả Tào Tháo.
Một khi được thả, Tào Tháo sẽ tìm cách báo thù, tập hợp lực lượng rồi tiến đánh Kinh Châu. "Cơn cuồng nộ" của Tào Tháo có thể khiến cơ nghiệp của Lưu Bị lung lay, thậm chí có nguy cơ sụp đổ.
Hậu quả thứ ba khi Triệu Vân bắt được Tào Tháo ở Hoa Dung đó là Lưu Bị sẽ khó có thể giải quyết được mâu thuẫn giữa Đông Ngô và Tào Ngụy. Trong trường hợp Lưu Bị lấy danh nghĩa của Tôn Quyền để giết chết Tào Tháo thì vị quân chủ nhà Đông Ngô vẫn có cách khiến Tào gia xem Thục Hán là kẻ thù số 1.
Tôn Quyền là người thông minh, hiểu rõ vai tròc của Tào Tháo trên bàn cờ chính trị Tam quốc. Do đó, Tôn Quyền sẽ bày mưu tính kế đẩy mâu thuẫn với Tào gia sang phía Lưu Bị. Nhờ đó, Lưu Bị sẽ trở thành kẻ thù của 2 nước này và khó tránh khỏi những cuộc chiến đẫm máu đe dọa sự tồn vong của nhà Thục. Vậy nên, Quan Vũ tha chết cho Tào Tháo giúp Lưu Bị tránh được 3 hậu quả nghiêm trọng như trên.
Mời độc giả xem video: Kỳ lạ hồ nước ở Trung Quốc dù khô cạn nhưng chứa toàn đá quý.