Võ tướng Quan Vũ được người đời ca ngợi là chiến thần với nhiều chiến công hiển hách như: chém Hoa Hùng, qua 5 ải chém 6 tướng Tào Ngụy... Ông được đánh giá là vị tướng văn võ toàn tài, luôn hiên ngang, bất khuất và hết mực trung thành với Lưu Bị.Ngay cả khi bị lực lượng của Tào Tháo bắt giữ, Quan Vũ chỉ tạm thời ở lại để đảm bảo an toàn cho gia quyến của Lưu Bị. Sau khi biết tin của Lưu Bị, Quan Vũ đã rời đi dù Tào Tháo hết mực khoản đãi. Điều này phần nào cho thấy tấm lòng trung thành trước sau như một của võ tướng Quan Vũ đối với nhà Thục Hán và Lưu Bị.Tuy nhiên, cuối cùng Quan Vũ có kết cục bi kịch khi ông bị lực lượng của Tôn Quyền bắt giữ tại Lâm Tự. Sau đó, Tôn Quyền hạ lệnh chém đầu Quan Vũ vào tháng 1 năm 220.Theo sử liệu, phần đầu của Quan Vũ được Tào Tháo cho an táng trọng thể ở Lạc Dương trong khi phần thân được chôn cất ở Đương Dương. Điều này có nghĩa chiến thần của nhà Thục Hán được chôn cất trong 2 ngôi mộ ở 2 địa điểm khác nhau.Điều khó tin hơn nữa là trong hơn 1.800 năm sau, 2 ngôi mộ chôn cất Quan Vũ vẹn nguyên, không bị mộ tặc xâm phạm, đào xới. Đây là điều hiếm khi xảy ra bởi hầu hết các mộ của hoàng đế, quan lại, quý tộc, võ tướng... trở thành mục tiêu của những kẻ trộm mộ để đánh cắp báu vật.Trong khi đó, Quan Vũ được chôn cất trong 2 ngôi mộ và đều nguyên vẹn. Theo các nhà nghiên cứu, điều này xuất phát từ một số lý do. Đầu tiên là việc, chiến thần này qua đời trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc nên ngôi mộ của không khá đơn giản, không có nhiều đồ tùy táng giá trị.Vậy nên, những kẻ trộm mộ không "để mắt" tới nơi an nghỉ của Quan Vũ vì biết dù có đào bới cũng không tìm được báu vật nào.Lý do tiếp theo được cho là vì Quan Vũ được người đời ca ngợi là võ tướng văn võ toàn tài, chính trực, nhân nghĩa, trung thành. Với phẩm chất cao quý này, nhà Minh chính thức suy tôn Quan Vũ thành "Quan Thánh", "Quan Đế". Vì vậy, dân chúng vô cùng tôn sùng Quan Vũ.Đến thời nhà Thanh, Quan Vũ được phong thành "Võ thánh". Điều này cho thấy các triều đại đều hết sức tôn kính vị tướng này. Vậy nên, hai ngôi mộ của ông đều được triều đình bảo vệ.Thêm nữa, dân chúng vô cùng tôn sùng Quan Vũ nên trở thành những người bảo vệ, canh giữ nơi an nghỉ ngàn thu của ông mà không cần nhận tiền lương. Vậy nên, những kẻ trộm mộ không dám đào xới, xâm phạm mộ phần của Quan Vũ.Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.
Võ tướng Quan Vũ được người đời ca ngợi là chiến thần với nhiều chiến công hiển hách như: chém Hoa Hùng, qua 5 ải chém 6 tướng Tào Ngụy... Ông được đánh giá là vị tướng văn võ toàn tài, luôn hiên ngang, bất khuất và hết mực trung thành với Lưu Bị.
Ngay cả khi bị lực lượng của Tào Tháo bắt giữ, Quan Vũ chỉ tạm thời ở lại để đảm bảo an toàn cho gia quyến của Lưu Bị. Sau khi biết tin của Lưu Bị, Quan Vũ đã rời đi dù Tào Tháo hết mực khoản đãi. Điều này phần nào cho thấy tấm lòng trung thành trước sau như một của võ tướng Quan Vũ đối với nhà Thục Hán và Lưu Bị.
Tuy nhiên, cuối cùng Quan Vũ có kết cục bi kịch khi ông bị lực lượng của Tôn Quyền bắt giữ tại Lâm Tự. Sau đó, Tôn Quyền hạ lệnh chém đầu Quan Vũ vào tháng 1 năm 220.
Theo sử liệu, phần đầu của Quan Vũ được Tào Tháo cho an táng trọng thể ở Lạc Dương trong khi phần thân được chôn cất ở Đương Dương. Điều này có nghĩa chiến thần của nhà Thục Hán được chôn cất trong 2 ngôi mộ ở 2 địa điểm khác nhau.
Điều khó tin hơn nữa là trong hơn 1.800 năm sau, 2 ngôi mộ chôn cất Quan Vũ vẹn nguyên, không bị mộ tặc xâm phạm, đào xới. Đây là điều hiếm khi xảy ra bởi hầu hết các mộ của hoàng đế, quan lại, quý tộc, võ tướng... trở thành mục tiêu của những kẻ trộm mộ để đánh cắp báu vật.
Trong khi đó, Quan Vũ được chôn cất trong 2 ngôi mộ và đều nguyên vẹn. Theo các nhà nghiên cứu, điều này xuất phát từ một số lý do. Đầu tiên là việc, chiến thần này qua đời trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc nên ngôi mộ của không khá đơn giản, không có nhiều đồ tùy táng giá trị.
Vậy nên, những kẻ trộm mộ không "để mắt" tới nơi an nghỉ của Quan Vũ vì biết dù có đào bới cũng không tìm được báu vật nào.
Lý do tiếp theo được cho là vì Quan Vũ được người đời ca ngợi là võ tướng văn võ toàn tài, chính trực, nhân nghĩa, trung thành. Với phẩm chất cao quý này, nhà Minh chính thức suy tôn Quan Vũ thành "Quan Thánh", "Quan Đế". Vì vậy, dân chúng vô cùng tôn sùng Quan Vũ.
Đến thời nhà Thanh, Quan Vũ được phong thành "Võ thánh". Điều này cho thấy các triều đại đều hết sức tôn kính vị tướng này. Vậy nên, hai ngôi mộ của ông đều được triều đình bảo vệ.
Thêm nữa, dân chúng vô cùng tôn sùng Quan Vũ nên trở thành những người bảo vệ, canh giữ nơi an nghỉ ngàn thu của ông mà không cần nhận tiền lương. Vậy nên, những kẻ trộm mộ không dám đào xới, xâm phạm mộ phần của Quan Vũ.
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.