Là một công chúa nhưng có những nàng chẳng được tự quyết chuyện chung thân đại sự. Họ không được tự quyết tình yêu của bản thân mình, phải chịu những cuộc hôn nhân sắp xếp và cái kết đôi khi là sự cô đơn, buổn tủi đến cuối đời.
Từ thời xa xưa, người ta có ấn tượng về công chúa, con cháu của Hoàng đế thì sẽ được tận hưởng cuộc sống giàu có, vinh hoa phú quý. Họ sẽ kết hôn cùng hoàng tử hay quý tộc cùng địa vị. Thế nhưng, vào thời nhà Minh, tình hình không được như vậy.
Những công chúa bất hạnh
Các công chúa thời Minh phải chịu một điều luật bất thành văn rằng các công chúa phải kết hôn với thường dân, không phải quan chức. Cũng bởi vì lý do này, nhiều công chúa đã chịu cuộc hôn nhân đầy bi kịch.
Có điều luật lạ thường này là bởi những tính toán của Chu Nguyên Chương. Ông nhận thấy rằng, trong lịch sử có không ít những cuộc hỗn loạn chỉ vì các gia tộc lớn có con trai là phò mã gây sức ép lên, tạo nên.
Ông ra lệnh cho những con cái quan lại, người có chức tước muốn cưới công chúa phải bỏ hết địa vị của mình. Ngoại trừ vài công chúa được ban hôn với những người họ yêu thương thì đa số còn lại bị gả cho thường dân.
Thế nhưng Hoàng đế ở quá cao, làm sao biết gia đình thường dân nào phù hợp với con gái mình. Bởi vậy nhiều hoạn quan biến thành người mai mối.
Ảnh minh họa.
Người con trai này mắc bệnh lâu năm. Thương nhân này tin rằng bằng cách tổ chức đám cưới với một người thuộc dòng dõi Hoàng đế thì là cách "xung hỷ" có ích cho bệnh tật của cậu ta. Còn nếu bệnh tình không giảm thì sử dụng khoản tiền lớn mua lấy cái danh cho con trai cũng là cách làm không lỗ vốn.
Nàng công chúa chưa một lần nhìn rõ mặt chồng
Không rõ vị thái giám đã làm cách nào nhưng cuối cùng, người đàn ông bệnh nặng đó đã vượt qua được các vòng kiểm duyệt của Hoàng gia và thành công cưới được công chúa Vĩnh Ninh.
Vào ngày kết hôn, thậm chí chàng trai trẻ này còn quá phấn khích đến mức nôn ra máu trước mặt nhiều quan khách. Chàng ta còn bị chảy máu mũi ướt đẫm cả vạt áo khiến nghi thức cưới xin cũng chẳng hoàn thành nổi. Vị thái giám đã rêu rao thông tin ra bên ngoài rằng công chúa đã được cưới bởi một gia đình giàu có, màu đỏ của máu xuất hiện trong ngày hỷ sự là dấu hiệu của may mắn.
Ảnh minh họa
Sau khi kết hôn xong, tình trạng sức khỏe của vị phò mã này càng trở nên tồi tệ hơn nữa. Công chúa vẫn sống trong cung nhưng được chăm sóc bởi hàng loạt cung nữ và nữ quản gia già. Tất cả họ đều thuộc quyền quản lý của vị thám giám quyền lực đã mai mối cuộc hôn nhân này.
Bình thường khi Hoàng gia gả công chúa xong sẽ có những cung nữ ở bên xem xét cuộc sống của nàng. Những vấn đề sau khi kết hôn của công chúa có vấn đề, những kẻ hầu này sẽ báo lên trên.
Tuy nhiên, một khi "hệ thống" này bị chi phối, có sự lũng loạn của cá nhân quyền lực như vị thái giám thân cận Hoàng đế thì cuộc sống của công chúa vô cùng khổ sở.
Vĩnh Ninh cũng vậy, nàng sau khi kết hôn phát hiện chồng ốm yếu đã vô cùng sốc. Tuy nhiên nàng muốn báo tin cho "người nhà" cũng không thành công bởi những người vây quanh đều không tin tưởng được.
Nàng muốn gặp gỡ phò mã cũng chịu sự quản lý của các cung nữ được sắp xếp đó. Phò mã rất muốn gặp nương tử nhưng chẳng biết cách nào. Chàng tìm cách lao vào cung điện.
Tuy vậy, phò mã không biết rằng cần phải đưa ngân lượng cho những kẻ hầu hạ này thì mới được đồng ý. Chàng ta nói ra thân phận của mình cũng chẳng được chấp thuận. Thậm chí, nữ quản gia còn đáp lại bằng những câu khó nghe. Phò mã run lên vì tức giận và nôn ra máu ngay ngoài cửa.
Người nhà của phò mã đã đến mang chàng về nhưng thuốc thang vào người chẳng còn hiệu quả nữa. Chỉ 2 tháng sau, phò mã qua đời.
Công chúa Vĩnh Ninh đáng thương có cuộc hôn nhân ngắn ngủi chỉ 2 tháng. Nàng đã tiếp tục sống 20 năm tiếp theo như một góa phụ đích thực. Đến khi nàng qua đời, những người thay đồ phát hiện ra công chúa vẫn còn là trinh nữ. Thậm chí chưa một lần nàng nhìn rõ ràng mặt chồng mình ra sao.
Đôi khi sinh ra trong gia đình Hoàng tộc không phải là một điều may mắn. Như câu chuyện của công chúa nhà Minh này là một ví dụ điển hình như vậy.