Nhà thiết kế trang sức Miriam de Ungría (sinh năm 1963, người Tây Ban Nha) trở thành Công nương của hoàng gia Bulgaria sau khi kết hôn với Hoàng tử Kardam vào năm 1996. Năm 2008, cặp vợ chồng gặp tai nạn ôtô nghiêm trọng. Công nương Miriam bị gãy xương sườn, xương khuỷu tay và sụp phổi, chồng của bà không may bị chấn thương sọ não. Năm 2015, vị hoàng tử qua đời sau nhiều năm chịu đựng di chứng từ vụ tai nạn. Sau thời gian đau buồn vì biến cố, Miriam mạnh mẽ trở lại để chăm sóc gia đình, tiếp tục công việc kinh doanh và hoàn thành trách nhiệm với hoàng tộc.Tuy nhiên, bà từ chối dùng tước vị của chồng khi ra mắt thương hiệu trang sức riêng MdeU vào năm 2014 - điều được cho đã phá bỏ chuẩn mực của hoàng gia. Miriam nói với Insider rằng nếu bỏ đi tên thời con gái, bà cảm thấy như "vứt bỏ đi bao nhiêu năm làm việc của mình". Dù có 18 năm là công chúa trong hoàng gia trước khi sáng lập MdeU nhưng Miriam nói: "Tôi bắt đầu sự nghiệp khi còn độc thân, đó là lý do tôi vẫn giữ tên mình khi ra mắt thương hiệu".Công chúa Thái Lan Ubolratana, chị gái của vua Maha Vajiralongkorn, từ bỏ tước hiệu vào năm 1972 khi kết hôn với Peter Jensen, bạn học bà gặp gỡ khi là sinh viên tại Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ). Bà lấy tên Julie Jensen, cùng chồng định cư tại xứ cờ hoa cho đến khi 2 người ly hôn vào năm 1998. Sau đó, bà trở về Thái Lan.Năm 2019, bà Ubolratana gây nên cơn "địa chấn chính trường" khi được đảng Thai Raksa Chart đề cử làm thủ tướng. Dù cuối cùng bị loại, bà đã làm nên lịch sử với tư cách là thành viên đầu tiên của hoàng gia tham gia tranh cử.Công chúa Anne, con gái thứ 2 của Nữ hoàng Elizabeth, quyết định từ bỏ các tước vị hoàng gia được thừa kế. Chồng của bà, Mark Phillips từng được nữ hoàng đề nghị phong tước hầu, nhưng ông cũng đã từ chối với lý do không được tiết lộ. Anne cũng không nhận tước vị hoàng gia cho các con của mình là Zara và Peter.Năm 2005, Công chúa Sayako kết hôn cùng người bạn thuở nhỏ Yoshiki Kuroda - một thường dân làm việc tại Hội đồng Thành phố Tokyo. Theo Luật Hoàng gia Nhật Bản được ban bố năm 1947, công chúa Nhật khi kết hôn với thường dân sẽ phải từ bỏ danh phận hoàng tộc, đóng thuế, và không được nhận trợ cấp hoàng gia.Có cuộc sống hiện tại như một công dân bình thường, Sayako đã học cách lái xe, tự đi chợ và mở cửa hàng tạp hóa, chuyển đến sống trong căn hộ một phòng ngủ. Märtha Louise là Công chúa Na Uy. Năm 2019, bà thông báo trên trang Instagram cá nhân rằng sẽ không sử dụng danh hiệu của mình nữa, trừ khi bà đại diện cho các vấn đề chính thức của hoàng gia hoặc tham dự các buổi đính hôn. Quyết định được đưa ra khi bà nhận thấy mình thu hút quá nhiều sự chú ý khi dùng tước vị trong các buổi hội thảo.
Nhà thiết kế trang sức Miriam de Ungría (sinh năm 1963, người Tây Ban Nha) trở thành Công nương của hoàng gia Bulgaria sau khi kết hôn với Hoàng tử Kardam vào năm 1996. Năm 2008, cặp vợ chồng gặp tai nạn ôtô nghiêm trọng. Công nương Miriam bị gãy xương sườn, xương khuỷu tay và sụp phổi, chồng của bà không may bị chấn thương sọ não. Năm 2015, vị hoàng tử qua đời sau nhiều năm chịu đựng di chứng từ vụ tai nạn. Sau thời gian đau buồn vì biến cố, Miriam mạnh mẽ trở lại để chăm sóc gia đình, tiếp tục công việc kinh doanh và hoàn thành trách nhiệm với hoàng tộc.
Tuy nhiên, bà từ chối dùng tước vị của chồng khi ra mắt thương hiệu trang sức riêng MdeU vào năm 2014 - điều được cho đã phá bỏ chuẩn mực của hoàng gia. Miriam nói với Insider rằng nếu bỏ đi tên thời con gái, bà cảm thấy như "vứt bỏ đi bao nhiêu năm làm việc của mình". Dù có 18 năm là công chúa trong hoàng gia trước khi sáng lập MdeU nhưng Miriam nói: "Tôi bắt đầu sự nghiệp khi còn độc thân, đó là lý do tôi vẫn giữ tên mình khi ra mắt thương hiệu".
Công chúa Thái Lan Ubolratana, chị gái của vua Maha Vajiralongkorn, từ bỏ tước hiệu vào năm 1972 khi kết hôn với Peter Jensen, bạn học bà gặp gỡ khi là sinh viên tại Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ). Bà lấy tên Julie Jensen, cùng chồng định cư tại xứ cờ hoa cho đến khi 2 người ly hôn vào năm 1998. Sau đó, bà trở về Thái Lan.
Năm 2019, bà Ubolratana gây nên cơn "địa chấn chính trường" khi được đảng Thai Raksa Chart đề cử làm thủ tướng. Dù cuối cùng bị loại, bà đã làm nên lịch sử với tư cách là thành viên đầu tiên của hoàng gia tham gia tranh cử.
Công chúa Anne, con gái thứ 2 của Nữ hoàng Elizabeth, quyết định từ bỏ các tước vị hoàng gia được thừa kế. Chồng của bà, Mark Phillips từng được nữ hoàng đề nghị phong tước hầu, nhưng ông cũng đã từ chối với lý do không được tiết lộ. Anne cũng không nhận tước vị hoàng gia cho các con của mình là Zara và Peter.
Năm 2005, Công chúa Sayako kết hôn cùng người bạn thuở nhỏ Yoshiki Kuroda - một thường dân làm việc tại Hội đồng Thành phố Tokyo. Theo Luật Hoàng gia Nhật Bản được ban bố năm 1947, công chúa Nhật khi kết hôn với thường dân sẽ phải từ bỏ danh phận hoàng tộc, đóng thuế, và không được nhận trợ cấp hoàng gia.
Có cuộc sống hiện tại như một công dân bình thường, Sayako đã học cách lái xe, tự đi chợ và mở cửa hàng tạp hóa, chuyển đến sống trong căn hộ một phòng ngủ.
Märtha Louise là Công chúa Na Uy. Năm 2019, bà thông báo trên trang Instagram cá nhân rằng sẽ không sử dụng danh hiệu của mình nữa, trừ khi bà đại diện cho các vấn đề chính thức của hoàng gia hoặc tham dự các buổi đính hôn. Quyết định được đưa ra khi bà nhận thấy mình thu hút quá nhiều sự chú ý khi dùng tước vị trong các buổi hội thảo.