Mỹ nhân Lưu Nga sinh năm 969, mất năm 1033 ở Trung Quốc. Nàng còn được biết đến là Chương Hiến Minh Túc Lưu Hoàng hậu, là Hoàng hậu tại vị thứ hai của Tống Chân Tông Triệu Hằng. Nàng cũng là vị nữ chủ nhiếp chính đầu tiên của triều Tống, được đông đảo các học giả công nhận là có tài năng, uy quyền thực sự.
Sử sách dùng câu "Hữu Lữ Võ chi tài, vô Lữ Võ chi ác" để chỉ Lưu Nga. Câu này có nghĩa tán dương Lưu Nga là người "có tài năng của Lữ hậu hay Võ Tắc Thiên nhưng không độc ác như 2 người kia".
Mỹ nữ xuất thân ca kỹ
Theo sử sách ghi chép lại, Lưu Nga xuất thân là ca kỹ. Vào thời điểm đó, thân phận của nàng vô cùng thấp kém. Do sở hữu nhan sắc trời phú, Lưu Nga được gả làm thiếp cho một người thơ chuyên chế tác trang sức, vàng bạc tên là Cung Mỹ. Năm đó, Lưu Nga tròn 15 tuổi, Cung Mỹ muốn phát triển kinh doanh nên đưa vợ con đến kinh thành.
Lưu Nga vốn giỏi ca múa, lương thiện lại hoạt ngôn, ngay lập tức hấp dẫn người đối diện. Tuổi còn nhỏ nhưng nàng cũng đã nổi danh kinh thành. Tài nghệ của Lưu Nga nổi tiếng và mau chóng đến tai Tương Vương Triệu Hằng. Năm đó, Triệu Hằng cũng gần 15 tuổi. Lần đầu nhìn thấy Lưu Nga, chàng đã thấy bối rối, động lòng. Sau đó, chàng đã vung tiền để mua Lưu Nga về.
Triệu Hằng sau đó vô cùng yêu thương, sùng bái Lưu Nga. Sự việc cuối cùng đã đến tai phụ hoàng. Nhà vua hạ lệnh cho hai người phải xa nhau. Triệu Hằng trong lòng đau đớn nhưng cũng không nghe theo lời cha hoàn toàn. Chàng đem mỹ nhân giấu đi. Đợi được đến khi bản thân đường hoàng bước lên ngôi báu, chàng lập tức đón Lưu Nga vào cung, phong làm hoàng hậu.
Mỹ nữ một bước bay lên làm phượng hoàng
Kể từ đó, Lưu Nga một bước bay lên làm phượng hoàng, trở thành mẫu nghi thiên hạ, thâu tóm cả hậu cung. Rất nhiều sử sách nói rằng Lưu Nga lúc đó là một vị hoàng hậu xinh đẹp lộng lẫy nhưng cũng có dã tâm không hề nhỏ. Nhiều ý kiến đánh giá cho rằng mình nhân này không đủ tài năng và tiềm lực để trở thành hoàng đế. Cũng giống như Võ Tắc Thiên hay Lữ Hậu, Lưu Nga bộc lộ tài năng, phát huy vương quyền vào lúc Tống Chân Tông bệnh nặng.
Cụ thể, Lưu Nga đã thanh trừng một số lượng lớn các nguyên lão trụ cột, tru diệt các thành viên đảng phái chống đối lại mình. Trên triều đình, từ các đại thần triều trước đến các quan viên nhỏ hơn, chỉ cần có động thái cản trở con đường quyền lực độc tài của Lưu Nga. Sau cùng, họ sẽ bị nàng dùng mọi cách để trừ khử.
Từ sau đó, quyền lực của hoàng hậu Lưu Nga làm khuynh đảo triều đình. Nàng thậm chí còn mặc áo cổn, mũ miện là trang phục dành cho Thiên tử khi vào Thái miếu nhà Tống.
Chỉ qua vài chi tiết cũng có thể thấy, Lưu Nga là một mỹ nhân không hề tầm thường. Dù ở trong thời kỳ vẫn còn lưu lạc trong dân gian hay đã vào cung làm hoàng hậu, nàng lúc nào cũng biết lợi dụng nhan sắc và trí tuệ của mình để đạt được mục đích.
Khi Tống Chân Tông Triệu Hằng già đi, Lưu Nga năng nổ phụ trợ hoàng đế xử lý chuyện triều chính đâu ra đấy. Tống Chân Tông qua đời, hưởng thọ 55 tuổi, trị vì 25 năm. Sau đó, Thái tử Triệu Trinh năm đó 13 tuổi nối ngôi lấy hiệu là Tống Nhân Tông, thái hậu Lưu thị buông rèm nhiếp chính.