Phổ Nghi sinh vào tháng 2 năm 1906. Ngày 14 tháng 11 năm 1908, Hoàng đế Quang Tự băng hà. Vì Hoàng đế Quang Tự không có con trai nên Phổ Nghi, chưa đầy 3 tuổi, đã được Từ Hi Thái hậu chọn làm người thừa kế ngai vàng.
Nhiều thành viên của gia đình hoàng gia Ái Tân Giác La trong triều đại nhà Thanh đáp ứng các điều kiện thừa kế và đã trưởng thành. Nhưng tại sao Từ Hi Thái hậu lại chọn một đứa trẻ nhỏ như Phổ Nghi lên làm vua?
Trong số những người con cháu khi đó, Phổ Nghi - con trai của Thuần thân vương Tái Phong là người có quan hệ huyết thống gần nhất - sinh thời vốn là em trai cùng cha khác mẹ của Quang Tự. Không những thế Từ Hi cũng vô cùng yêu mến Tái Phong, chính vì thế Phổ Nghi trở thành người kế vị lý tưởng nhất của Thanh triều bấy giờ.
Hơn nữa, bởi vì Từ Hi quá tham lam quyền lực, bà coi quyền lực còn quan trọng hơn cả tính mạng chính bản thân, cho nên trước khi chết, việc lựa chọn một tân đế không mang lại đe dọa đối với quyền lực của chính mình là điều rất quan trọng. Phổ Nghi khi ấy tuổi còn quá nhỏ nên dễ bề thao túng, điều khiển - vô cùng phù hợp với suy nghĩ của Từ Hi.
Ngoài ra, việc Từ Hi Thái hậu chọn Phổ Nghi lên làm vua còn liên quan đến Long Dụ Thái hậu. Long Dụ Thái hậu là cháu gái ruột của Từ Hi Thái hậu, cho nên Từ Hi đã suy nghĩ kỹ lưỡng, nếu đem quyền lực trao cho một người có năng lực, thì cuộc sống sau này của Long Dụ Thái hậu sẽ chẳng dễ dàng gì.
Vậy thì chi bằng dứt khoát chọn một đứa trẻ làm Hoàng đế, để Long Dụ Thái hậu hỗ trợ đằng sau nó. Sau này, dù có thế nào đi nữa, quyền lực quốc gia vẫn sẽ thuộc về tay người mà Từ Hi tin tưởng, như thế mới khiến Từ Hi có thể yên tâm ra đi.
Thế nhưng hết thảy những toan tính thể hiện dã tâm thâm độc và sự tham lam vô độ này của Từ Hi đã không thành hiện thực. Bởi bà cũng nhanh qua đời chỉ ngay sau khi Hoàng đế Quang Tự băng thệ đúng một ngày.