Hai cây kiếm nạm vàng của vua Khải Định có chuôi vàng nạm đá quý, vỏ đồi mồi bọc vàng, chạm khắc tinh xảo đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội.Nổi bật là cây "An dân bảo kiếm" có chiều dài khoảng 90cm với chuôi được nạm vàng, đá quý và da đồi mồi.Cây kiếm còn lại được làm bằng ngọc nạm vàng chạm khắc tinh xảoVỏ kiếm được nạm vàng, trang trí chạm khắc phù điêu rồng tinh xảo.Phần đuôi kiếm cũng được bọc vàng và trang trí hình rồng cuộn mây.Cặp kiếm này là một trong những vật biểu trưng cho vương quyền và trọng khí Quốc gia thời kỳ đó, cũng như là biểu trưng của vương triều phong kiến cuối cùng ở Việt Nam.Ngoài cặp kiếm bằng vàng trên, Kim sách cũng được làm bằng vàng, niên hiệu vua Gia Long thứ 5 (1806) và được trưng bày tại bảo tàng. Sách gồm 9 tờ, 2 tờ bìa trước và sau được trang trí hình rồng mây, 7 tờ ruột khắc sách văn.Sách chép 20 chữ bộ Nhật và bài ngự chế Đế hệ thi do hoàng đế Minh Mạng ban hành năm 1823. Với bài ngự chế này, vua mong muốn thế hệ sau truyền nối ngôi vua tới 20 đời, được 500 năm. Thế nhưng, cuối cùng chỉ dừng lại ở chữ Vĩnh, tức đời thứ 5 (kết thúc là Vĩnh Thụy - Bảo Đại).Ấn Quốc gia bảo tín bằng vàng, niên hiệu Gia Long (1802 – 1919). Ấn được dùng trong các văn kiện triệu tập tướng lĩnh, phát động binh sĩ, trưng binh nhập ngũ và các văn kiện hành chính quan trọng.Mũ thượng triều - Triều Nguyễn (1802 – 1945). Mũ được nhà vua sử dụng mỗi khi thiết triều, giải quyết các vấn đề lớn của quốc gia, thực hiện các nghi lễ khánh tiết của Nhà nước hoặc yết kiến sứ giả các nước bang giao, thực hiện các nghi lễ tôn miếu. Mũ có chiều cao 28,6cm, đường kính 26,6cm. Mặt trước và sau mũ Thượng triều được làm bằng vàng, đá quý, san hô, kim sa.Cùng với những bảo vật triều Nguyễn, nhiều đồ vật ngự dụng khác của hoàng triều cũng được trưng bày với công chúng.
Hai cây kiếm nạm vàng của vua Khải Định có chuôi vàng nạm đá quý, vỏ đồi mồi bọc vàng, chạm khắc tinh xảo đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội.
Nổi bật là cây "An dân bảo kiếm" có chiều dài khoảng 90cm với chuôi được nạm vàng, đá quý và da đồi mồi.
Cây kiếm còn lại được làm bằng ngọc nạm vàng chạm khắc tinh xảo
Vỏ kiếm được nạm vàng, trang trí chạm khắc phù điêu rồng tinh xảo.
Phần đuôi kiếm cũng được bọc vàng và trang trí hình rồng cuộn mây.
Cặp kiếm này là một trong những vật biểu trưng cho vương quyền và trọng khí Quốc gia thời kỳ đó, cũng như là biểu trưng của vương triều phong kiến cuối cùng ở Việt Nam.
Ngoài cặp kiếm bằng vàng trên, Kim sách cũng được làm bằng vàng, niên hiệu vua Gia Long thứ 5 (1806) và được trưng bày tại bảo tàng. Sách gồm 9 tờ, 2 tờ bìa trước và sau được trang trí hình rồng mây, 7 tờ ruột khắc sách văn.
Sách chép 20 chữ bộ Nhật và bài ngự chế Đế hệ thi do hoàng đế Minh Mạng ban hành năm 1823. Với bài ngự chế này, vua mong muốn thế hệ sau truyền nối ngôi vua tới 20 đời, được 500 năm. Thế nhưng, cuối cùng chỉ dừng lại ở chữ Vĩnh, tức đời thứ 5 (kết thúc là Vĩnh Thụy - Bảo Đại).
Ấn Quốc gia bảo tín bằng vàng, niên hiệu Gia Long (1802 – 1919). Ấn được dùng trong các văn kiện triệu tập tướng lĩnh, phát động binh sĩ, trưng binh nhập ngũ và các văn kiện hành chính quan trọng.
Mũ thượng triều - Triều Nguyễn (1802 – 1945). Mũ được nhà vua sử dụng mỗi khi thiết triều, giải quyết các vấn đề lớn của quốc gia, thực hiện các nghi lễ khánh tiết của Nhà nước hoặc yết kiến sứ giả các nước bang giao, thực hiện các nghi lễ tôn miếu. Mũ có chiều cao 28,6cm, đường kính 26,6cm. Mặt trước và sau mũ Thượng triều được làm bằng vàng, đá quý, san hô, kim sa.
Cùng với những bảo vật triều Nguyễn, nhiều đồ vật ngự dụng khác của hoàng triều cũng được trưng bày với công chúng.