Nhà thờ trong lòng núi đá ở thị trấn Lalibela, Ethiopia. Đây là một trong những kiến trúc cổ xưa gây nhiều tò mò về cách xây dựng. Nằm ở độ cao gần 2.500 m so với mặt nước biển, xung quanh thị trấn Lalibela là những vùng núi đá khô cằn. Vào thế kỷ 13, những tín đồ sùng đạo Thiên Chúa đã đục đẽo những khối đá núi lửa màu đỏ để “xây” lên 13 nhà thờ.4 trong số những nhà thờ đó được hoàn thiện đứng độc lập với khối đá và chỉ phần nền móng còn gắn liền với khối đá mẹ. Trong khi đó, 9 nhà thờ khác nằm sâu trong lòng núi đá và chỉ có bề mặt được “giải phóng”.Theo giới khoa học, người thợ ở Ethiopia thời xưa đã dùng các công cụ hết sức đơn giản như: cuốc, đòn bẩy, rìu nhỏ, đục… để tạo nên những nhà thờ sâu trong lòng núi đá.Tuy nhiên, một số giai thoại được người dân địa phương lưu truyền kể rằng, nhà thờ trong lòng núi đá ở thị trấn Lalibela do thiên thần giúp đỡ. Theo giả thuyết này, con người xây dựng vào ban ngày và ban đêm, thiên thần xuất hiện và giúp đẩy nhanh tiến độ.Cột sắt Delhi là kiến trúc cổ nổi tiếng ở Ấn Độ. Theo các ghi chép, cột sắt Delhi được tạo ra vào thế kỷ thứ 5 dưới thời Vua Kumara Gupta I thuộc triều Gupta, cai trị bắc Ấn Độ trong giai đoạn 320 - 540.Tương truyền, cột sắt Delhi ban đầu được đặt tại địa điểm khác. Sau khi Vua Kumara Gupta I băng hà, công trình được chuyển tới vị trí hiện tại.Điều kỳ lạ, bí ẩn khiến giới khoa học tò mò là trải qua hàng nghìn năm, cột sắt Delhi hầu như không có dấu hiệu bị gỉ sét. Để giải mã bí mật này, các nhà khoa học đã lấy mẫu nghiên cứu và có phát hiện quan trọng. Theo các chuyên gia, trong khi sắt hiện đại có hàm lượng phốt pho dưới 0,05% thì sắt dùng để tạo nên cột sắt Delhi có tới 1% phốt pho.Tiến sĩ Balasubramaniam từ Viện Công nghệ Ấn Độ cho hay, thay vì loại bỏ phốt pho khỏi sắt như kỹ thuật hiện nay để ngăn kim loại vỡ ra, người xưa đã giữ nó và chỉ cần dùng búa đập vào cột để đẩy phốt pho bên trong ra bề mặt. Điều này giúp cột sắt Delhi kiên cố vững chắc và không bị hoen gỉ.Ngôi đền đá Akkana Basadi nằm ở bang Karnataka, Ấn Độ. Được xây dựng vào năm 1181 dưới sự cai trị của đế chế Hoysala Vua Veera Ballala II, Shravanabelagola, Karnataka, ngôi đền Akkana Basadi gây chú ý với lối kiến trúc độc đáo.Suốt nhiều năm, các nhà khoa học "bối rối" khi ngôi đền Akkana Basadi được chạm khắc đá tỉ mỉ, hoa văn tinh xảo, các trụ được đánh bóng nhẵn tuyệt đẹp.Giới nghiên cứu tự hỏi không biết người xưa đã làm được như vậy bằng cách nào, sử dụng các công cụ gì.Dù đã dành nhiều thời gian nghiên cứu nhưng đến nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra lời giải về cách người xưa hoàn thành ngôi đền Akkana Basadi.Mời độc giả xem video: “Đau mắt” với kiến trúc tòa nhà hình kim tự tháp.
Nhà thờ trong lòng núi đá ở thị trấn Lalibela, Ethiopia. Đây là một trong những kiến trúc cổ xưa gây nhiều tò mò về cách xây dựng. Nằm ở độ cao gần 2.500 m so với mặt nước biển, xung quanh thị trấn Lalibela là những vùng núi đá khô cằn. Vào thế kỷ 13, những tín đồ sùng đạo Thiên Chúa đã đục đẽo những khối đá núi lửa màu đỏ để “xây” lên 13 nhà thờ.
4 trong số những nhà thờ đó được hoàn thiện đứng độc lập với khối đá và chỉ phần nền móng còn gắn liền với khối đá mẹ. Trong khi đó, 9 nhà thờ khác nằm sâu trong lòng núi đá và chỉ có bề mặt được “giải phóng”.
Theo giới khoa học, người thợ ở Ethiopia thời xưa đã dùng các công cụ hết sức đơn giản như: cuốc, đòn bẩy, rìu nhỏ, đục… để tạo nên những nhà thờ sâu trong lòng núi đá.
Tuy nhiên, một số giai thoại được người dân địa phương lưu truyền kể rằng, nhà thờ trong lòng núi đá ở thị trấn Lalibela do thiên thần giúp đỡ. Theo giả thuyết này, con người xây dựng vào ban ngày và ban đêm, thiên thần xuất hiện và giúp đẩy nhanh tiến độ.
Cột sắt Delhi là kiến trúc cổ nổi tiếng ở Ấn Độ. Theo các ghi chép, cột sắt Delhi được tạo ra vào thế kỷ thứ 5 dưới thời Vua Kumara Gupta I thuộc triều Gupta, cai trị bắc Ấn Độ trong giai đoạn 320 - 540.
Tương truyền, cột sắt Delhi ban đầu được đặt tại địa điểm khác. Sau khi Vua Kumara Gupta I băng hà, công trình được chuyển tới vị trí hiện tại.
Điều kỳ lạ, bí ẩn khiến giới khoa học tò mò là trải qua hàng nghìn năm, cột sắt Delhi hầu như không có dấu hiệu bị gỉ sét. Để giải mã bí mật này, các nhà khoa học đã lấy mẫu nghiên cứu và có phát hiện quan trọng. Theo các chuyên gia, trong khi sắt hiện đại có hàm lượng phốt pho dưới 0,05% thì sắt dùng để tạo nên cột sắt Delhi có tới 1% phốt pho.
Tiến sĩ Balasubramaniam từ Viện Công nghệ Ấn Độ cho hay, thay vì loại bỏ phốt pho khỏi sắt như kỹ thuật hiện nay để ngăn kim loại vỡ ra, người xưa đã giữ nó và chỉ cần dùng búa đập vào cột để đẩy phốt pho bên trong ra bề mặt. Điều này giúp cột sắt Delhi kiên cố vững chắc và không bị hoen gỉ.
Ngôi đền đá Akkana Basadi nằm ở bang Karnataka, Ấn Độ. Được xây dựng vào năm 1181 dưới sự cai trị của đế chế Hoysala Vua Veera Ballala II, Shravanabelagola, Karnataka, ngôi đền Akkana Basadi gây chú ý với lối kiến trúc độc đáo.
Suốt nhiều năm, các nhà khoa học "bối rối" khi ngôi đền Akkana Basadi được chạm khắc đá tỉ mỉ, hoa văn tinh xảo, các trụ được đánh bóng nhẵn tuyệt đẹp.
Giới nghiên cứu tự hỏi không biết người xưa đã làm được như vậy bằng cách nào, sử dụng các công cụ gì.
Dù đã dành nhiều thời gian nghiên cứu nhưng đến nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra lời giải về cách người xưa hoàn thành ngôi đền Akkana Basadi.
Mời độc giả xem video: “Đau mắt” với kiến trúc tòa nhà hình kim tự tháp.