Thói quen
Đối với Liên Xô, nguyên liệu thô: ngũ cốc, gỗ, than đá, dầu mỏ luôn là nguồn tiền tệ chính cho việc giao thương bên ngoài khối Liên Xô. Vàng đóng vai trò như một vật phẩm cân bằng, làm phương tiện dự phòng. Nếu thu nhập đủ, thì việc bán vàng ở mức thấp. Khi nền kinh tế gặp khó khăn, doanh số bán vàng tăng lên, và về mặt này, kim loại quý có thể được coi là một trong những chỉ số đánh giá sự ổn định của nền kinh tế Liên Xô. Đến năm 1953, dự trữ vàng của Liên Xô đạt tối đa 2.049,8 tấn, điều này phản ánh đầy đủ sự phát triển nhanh chóng của đất nước.
Đến thời điểm đó đầu tư không còn trải rộng mà chuyên sâu: đất nước đang chuyển sang công nghiệp tự động hóa, các lĩnh vực chuyên sâu về khoa học - điện tử, năng lượng hạt nhân, du hành vũ trụ đóng vai trò rất lớn. Nguồn tích trữ được tạo ra dưới thời Stalin đã giúp cho việc tăng sản lượng năng động cho đến cuối những năm 1950, ngay cả khi thất bại của các cải cách phân quyền được áp dụng sau khi nhà lãnh đạo Liên Xô này qua đời.
Nhưng đến đầu thập kỷ mới, nền kinh tế bắt đầu suy giảm, ban lãnh đạo đứng đầu là Khrushchev, bắt đầu bù đắp bằng cách bán vàng dự trữ. Lô đầu tiên 148,7 tấn đã “xuất ngoại” ngay sau khi Stalin qua đời. Những năm 1963-1964, khi Liên Xô buộc phải mua ngũ cốc nước ngoài do mùa màng thất thu, 1.244 tấn kim loại quý đã được tung ra thị trường. Tổng cộng, khoảng 2.900 tấn đã bị lãng phí trong 12 năm, theo nhà kinh tế học Valentin Katasonov trong cuốn sách "Nền kinh tế của Stalin".
Nếu không nhờ hoạt động khai thác kim loại quý, trung bình 250 tấn mỗi năm kể từ khi bắt đầu "tan băng", Liên Xô có thể dễ dàng bị bỏ rơi hoàn toàn - hoặc không có vàng, hoặc không có cơ hội "bắt kịp và vượt lên Mỹ". Tuy nhiên, vào cuối triều đại của Khrushchev, ngành này được phép giữ trữ lượng, theo sử gia Oleg Kropotov, là 1.600 tấn.
Cơ hội mới
Những năm 1965-1971, dòng chảy vàng từ Liên Xô tạm thời dừng lại. Nỗ lực của Brezhnev nhằm mang lại làn gió thứ hai cho nền kinh tế Liên Xô với sự trợ giúp của các hình thức quản lý mới thoạt đầu đã thành công. Tốc độ tăng tổng sản phẩm xã hội (GDP) bình quân hàng năm trong giai đoạn 5 năm lần thứ tám (1966-1970) đạt 7,4%, thu nhập quốc dân tăng 42% (bình quân hàng năm tăng 7,7%). Trong thời kỳ này, việc hình thành hệ thống năng lượng thống nhất của phần châu Âu của đất nước đã được hoàn thành, và hệ thống năng lượng thống nhất của Trung Siberia được hình thành.
Đến thời điểm đó đầu tư không còn trải rộng mà chuyên sâu: đất nước đang chuyển sang công nghiệp tự động hóa, các lĩnh vực chuyên sâu về khoa học - điện tử, năng lượng hạt nhân, du hành vũ trụ đóng vai trò rất lớn. Nguồn tích trữ được tạo ra dưới thời Stalin đã giúp cho việc tăng sản lượng năng động cho đến cuối những năm 1950, ngay cả khi thất bại của các cải cách phân quyền được áp dụng sau khi nhà lãnh đạo Liên Xô này qua đời.
Nhưng đến đầu thập kỷ mới, nền kinh tế bắt đầu suy giảm, ban lãnh đạo đứng đầu là Khrushchev, bắt đầu bù đắp bằng cách bán vàng dự trữ. Lô đầu tiên 148,7 tấn đã “xuất ngoại” ngay sau khi Stalin qua đời. Những năm 1963-1964, khi Liên Xô buộc phải mua ngũ cốc nước ngoài do mùa màng thất thu, 1.244 tấn kim loại quý đã được tung ra thị trường. Tổng cộng, khoảng 2.900 tấn đã bị lãng phí trong 12 năm, theo nhà kinh tế học Valentin Katasonov trong cuốn sách "Nền kinh tế của Stalin".
Nếu không nhờ hoạt động khai thác kim loại quý, trung bình 250 tấn mỗi năm kể từ khi bắt đầu "tan băng", Liên Xô có thể dễ dàng bị bỏ rơi hoàn toàn - hoặc không có vàng, hoặc không có cơ hội "bắt kịp và vượt lên Mỹ". Tuy nhiên, vào cuối triều đại của Khrushchev, ngành này được phép giữ trữ lượng, theo sử gia Oleg Kropotov, là 1.600 tấn.
Cơ hội mới
Những năm 1965-1971, dòng chảy vàng từ Liên Xô tạm thời dừng lại. Nỗ lực của Brezhnev nhằm mang lại làn gió thứ hai cho nền kinh tế Liên Xô với sự trợ giúp của các hình thức quản lý mới thoạt đầu đã thành công. Tốc độ tăng tổng sản phẩm xã hội (GDP) bình quân hàng năm trong giai đoạn 5 năm lần thứ tám (1966-1970) đạt 7,4%, thu nhập quốc dân tăng 42% (bình quân hàng năm tăng 7,7%). Trong thời kỳ này, việc hình thành hệ thống năng lượng thống nhất của phần châu Âu của đất nước đã được hoàn thành, và hệ thống năng lượng thống nhất của Trung Siberia được hình thành.
Oleg Kropotov tin rằng vào cuối thời kỳ cầm quyền của Brezhnev, chỉ còn khoảng 437 tấn vàng trong kho dự trữ của Liên Xô. Năm 1982-1985, dưới thời các Tổng bí thư Yuri Andropov và Konstantin Chernenko, trữ lượng tăng nhẹ - lên đến 718 tấn, nhưng khối lượng kim loại quý đáng kể vẫn được bán ra thị trường nước ngoài. Ví dụ, năm 1985, 297 tấn đã được xuất khẩu. Điều này là bất chấp thực tế là giữa năm 1983 và 1985, giá vàng đã giảm từ 511,5 USD xuống 284,25 USD/ounce.
Thời kỳ Cải tổ
Tuy nhiên, sự sụt giảm giá trị khiến việc bán ra chậm lại. Ngay cả trong những năm đầu tiên của công cuộc Cải tổ (Perestroika), khi giá dầu giảm từ 104 USD xuống còn 30 USD/thùng, giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế, nguồn xuất kim loại quý ra nước ngoài đã ở mức tương đối thấp. Năm 1986, theo số liệu của Katasonov, 75 tấn vàng đã được xuất khẩu, năm thiếp theo - 48 tấn. Sau khi giá 1 ounce một lần nữa cao hơn 500 USD vào tháng 12/1987, chính quyền Liên Xô đặt hạn ngạch năm 1988 là 96 tấn.
Chỉ đến năm 1989, việc bán vàng mới được tiếp tục với sức sống mới. Đến lúc đó, rõ ràng nỗ lực “tăng tốc” đã thất bại: việc đưa một số yếu tố thị trường vào nền kinh tế kế hoạch hóa nhà nước không loại bỏ được vấn đề mất cân đối và trước hết là tình trạng thiếu hàng tiêu dùng; không tìm thấy nguồn lực nào để chuyển từ phát triển mở rộng sang phát triển chuyên sâu. Năm 1989, Liên Xô xuất khẩu 245,5 tấn vàng, nhưng ngân sách nhà nước sau nhiều năm vẫn bị thâm hụt.
Theo cán cân thanh toán của Liên Xô công bố năm 1992, trong năm 1990-1991 vàng được bán ra nước ngoài với giá 6,5 tỷ USD hay 540 tấn. “Thêm vào đó, 250 tấn vàng khác đã được gửi ra nước ngoài để thế chấp cho các khoản vay của phương Tây. Như vậy, trong hai năm tồn tại cuỗi cùng của Liên Xô, hơn 790 tấn vàng đã được xuất khẩu. Tổng cộng, trong những năm Perestroika, hơn 1.500 tấn vàng đã rời khỏi đất nước”, theo tính toán của Katasonov.
Chuyên gia này lưu ý rằng "không có quốc gia nào trên thế giới trong toàn bộ lịch sử nhân loại từng biết đến một đợt “di cư” vàng qua biên giới quốc gia lớn như vậy". Trong số 2.050 tấn dự trữ còn lại vào năm 1953, chỉ còn lại 290 tấn, và gần như tất cả kim loại khai thác được cũng đã bị bán. Điều này, theo vị chuyên gia, có thể, là một xác nhận khá sống động về sự thất bại của mô hình hệ thống chỉ huy-hành chính được lựa chọn vào thời hậu Stalin.