Nằm ở số 8 ngõ Tạm Thương, khu phố cổ Hà Nội, đình Yên Thái là một ngôi đình cổ có lịch sử gắn với sự nghiệp của bà Nguyên phi Ỷ Lan ở thành Thăng Long thời Lý.Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm Quý Mùi (1063), vua Lý Thánh Tông khi ấy đã 40 tuổi vẫn chưa có con trai nối dõi. Nhà vua đi khắp chùa chiền các nơi để cầu tự.Một lần, vua đến chùa Dâu, khi ngự giá tới trang Thổ Lỗi, dân làng nô nức ra xem thì có một người con gái vẫn hái dâu bên cạnh gốc lan. Vua bèn truyền gọi nàng đến hỏi.Thấy nàng đối đáp linh hoạt, thông minh lại xinh đẹp, đoan trang, nhà vua bèn rước nàng về cung Động Tiên thuộc phường Kim Cổ, huyện Thọ Xương và đặt tên là Ỷ Lan.Thời gian ở cung Động Tiên, Nguyên phi Ỷ Lan đã dựng quán Đồng Thiên trong khu vực cung điện. Sau này quán được dời sang thôn An Thái và chuyển thành ngôi đình thờ bà Nguyên phi, chính là đình Yên Thái.Ngày nay đình Yên Thái là một ngôi đình cổ có quy mô khá lớn trong khu phố cổ Hà Nội. Công trình được xây dựng kiểu chữ "Công" (工)với 3 gian tiền tế, một gian ngoại cung (ống muống) nối liền với 3 gian hậu cung.Nét kiến trúc độc đáo, mang tính nghệ thuật cao của đình thể hiện ở 3 gian tiền tế với bộ khung vì kèo được làm theo kiểu “Thượng chồng rường giá chiêng, hạ kẻ truyền” và nhiều bức chạm nổi, chạm lộng với đề tài tứ linh, rồng cuốn thủy...Trong đình, Phù Thánh Linh Nhân Hoàng Thái hậu Ỷ Lan được thờ ở khu hậu cung.Ngoài ra đình Yên Thái còn có nhiều bàn thờ các vị thần thánh trong đạo Mẫu và bàn thờ Phật.Đình hiện còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật giá trị, trong đó có nhiều đạo sắc phong quý. Sắc phong có niên đại sớm nhất là năm Cảnh Hưng thứ 14 (1753).Vào năm 1995, đình Yên Thái đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
Nằm ở số 8 ngõ Tạm Thương, khu phố cổ Hà Nội, đình Yên Thái là một ngôi đình cổ có lịch sử gắn với sự nghiệp của bà Nguyên phi Ỷ Lan ở thành Thăng Long thời Lý.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm Quý Mùi (1063), vua Lý Thánh Tông khi ấy đã 40 tuổi vẫn chưa có con trai nối dõi. Nhà vua đi khắp chùa chiền các nơi để cầu tự.
Một lần, vua đến chùa Dâu, khi ngự giá tới trang Thổ Lỗi, dân làng nô nức ra xem thì có một người con gái vẫn hái dâu bên cạnh gốc lan. Vua bèn truyền gọi nàng đến hỏi.
Thấy nàng đối đáp linh hoạt, thông minh lại xinh đẹp, đoan trang, nhà vua bèn rước nàng về cung Động Tiên thuộc phường Kim Cổ, huyện Thọ Xương và đặt tên là Ỷ Lan.
Thời gian ở cung Động Tiên, Nguyên phi Ỷ Lan đã dựng quán Đồng Thiên trong khu vực cung điện. Sau này quán được dời sang thôn An Thái và chuyển thành ngôi đình thờ bà Nguyên phi, chính là đình Yên Thái.
Ngày nay đình Yên Thái là một ngôi đình cổ có quy mô khá lớn trong khu phố cổ Hà Nội. Công trình được xây dựng kiểu chữ "Công" (工)với 3 gian tiền tế, một gian ngoại cung (ống muống) nối liền với 3 gian hậu cung.
Nét kiến trúc độc đáo, mang tính nghệ thuật cao của đình thể hiện ở 3 gian tiền tế với bộ khung vì kèo được làm theo kiểu “Thượng chồng rường giá chiêng, hạ kẻ truyền” và nhiều bức chạm nổi, chạm lộng với đề tài tứ linh, rồng cuốn thủy...
Trong đình, Phù Thánh Linh Nhân Hoàng Thái hậu Ỷ Lan được thờ ở khu hậu cung.
Ngoài ra đình Yên Thái còn có nhiều bàn thờ các vị thần thánh trong đạo Mẫu và bàn thờ Phật.
Đình hiện còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật giá trị, trong đó có nhiều đạo sắc phong quý. Sắc phong có niên đại sớm nhất là năm Cảnh Hưng thứ 14 (1753).
Vào năm 1995, đình Yên Thái đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.