Nằm trên đường Thống Nhất, quận Gò Vấp, TP HCM, đình Thông Tây Hội có tuổi đời hơn 3 thế kỷ, là ngôi đình cổ nhất của vùng đất Nam Bộ. Ngôi đình này cũng là nơi lưu giữ những nét văn hóa tâm linh đặc sắc có từ buổi đầu khai khẩn đất phương Nam.Theo các sử liệu, đình do người di dân gốc Nghệ Tĩnh dựng lên từ năm 1679, ban đầu có tên là đình làng Hạnh Thông Tây, nằm cách đình hiện tại 800 mét về phía Nam. Sau này đình dời về vị trí mới và từ năm 1944 mang tên Thông Tây Hội, khi hai làng Hạnh Thông Tây và An Hội sát nhập.So với các ngôi đình cổ khác trong khu vực, đình Thông Tây Hội có tục thờ cúng rất độc đáo. Hai vị Thành hoàng được thờ ở đình là Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương, hai hoàng tử gắn với sự kiện loạn Tam vương chấn động thời nhà Lý.Ngược dòng lịch sử, năm 1028, khi vua Lý Thái Tổ băng hà, tang lễ chưa xong thì ba hoàng tử là Vũ Đức vương, Dực Thánh vương và Đông Chinh vương đã đem quân đến vây thành để tranh ngôi của Thái tử Lý Phật Mã. Các quan dưới quyền Thái tử cho quân ra thành quyết được thua một trận.Khi quân của Thái tử và quân các vương đối trận, thì quan Vũ vệ tướng quân là Lê Phụng Hiểu rút gươm ra chỉ vào Vũ Đức vương mà bảo rằng: “Các người dòm ngó ngôi cao, khi dễ tự quân, trên quên ơn tiên đế, dưới trái nghĩa tôi con, vậy Phụng Hiểu xin dâng nhát gươm này!”.Nói xong tướng quân Lê Phụng Hiểu chạy xông tới chém Vũ Đức vương gục chết ngay ở trận tiền. Quân các vương trông thấy sợ hãi bỏ chạy cả. Dực Thánh vương và Đông Chinh vương cũng phải chạy trốn.Dẹp xong loạn Tam vương, ngày 1/4/1028, Thái tử Lý Phật Mã lên ngôi, trở thành vua Lý Thái Tông. Về sau, Dực Thánh vương và Đông Chinh vương xin về chịu tội. Lý Thái Tông nghĩ tình cốt nhục bèn tha tội cho.Dù vậy, Dực Thánh vương và Đông Chinh vương không được ở lại kinh thành mà phải đi khai hoang ở biên cương phía Nam, nơi ngày nay là Nghệ An – Hà Tĩnh. Nhờ hai vị này mà nhiều đời cư dân trên vùng đất mới được sống trong an yên, mùa màng tươi tốt, con cháu được hưởng phước lành.Với những công lao đó, Dực Thánh vương và Đông Chinh vương trở thành "Thủy tổ khai hoang", được dân vùng xứ Nghệ tôn lên thành thần. Trong quá trình Nam Tiến sau này, tín ngưỡng thờ Dực Thánh vương và Đông Chinh vương theo chân người xứ Nghệ di cư đến với vùng đất Nam Bộ.Ngày nay, việc thờ cúng Dực Thánh vương và Đông Chinh vương ở đình Thông Tây Hội được duy trì quanh năm. Lễ vật cúng thường thường đơn giản, mùa nào thức nấy, theo sản vật địa phương, như tấm lòng thật thà chất phác của những người dân Nam Bộ... Mời quý độc giả xem video: Ca khúc Việt nam quê hương tôi.
Nằm trên đường Thống Nhất, quận Gò Vấp, TP HCM, đình Thông Tây Hội có tuổi đời hơn 3 thế kỷ, là ngôi đình cổ nhất của vùng đất Nam Bộ. Ngôi đình này cũng là nơi lưu giữ những nét văn hóa tâm linh đặc sắc có từ buổi đầu khai khẩn đất phương Nam.
Theo các sử liệu, đình do người di dân gốc Nghệ Tĩnh dựng lên từ năm 1679, ban đầu có tên là đình làng Hạnh Thông Tây, nằm cách đình hiện tại 800 mét về phía Nam. Sau này đình dời về vị trí mới và từ năm 1944 mang tên Thông Tây Hội, khi hai làng Hạnh Thông Tây và An Hội sát nhập.
So với các ngôi đình cổ khác trong khu vực, đình Thông Tây Hội có tục thờ cúng rất độc đáo. Hai vị Thành hoàng được thờ ở đình là Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương, hai hoàng tử gắn với sự kiện loạn Tam vương chấn động thời nhà Lý.
Ngược dòng lịch sử, năm 1028, khi vua Lý Thái Tổ băng hà, tang lễ chưa xong thì ba hoàng tử là Vũ Đức vương, Dực Thánh vương và Đông Chinh vương đã đem quân đến vây thành để tranh ngôi của Thái tử Lý Phật Mã. Các quan dưới quyền Thái tử cho quân ra thành quyết được thua một trận.
Khi quân của Thái tử và quân các vương đối trận, thì quan Vũ vệ tướng quân là Lê Phụng Hiểu rút gươm ra chỉ vào Vũ Đức vương mà bảo rằng: “Các người dòm ngó ngôi cao, khi dễ tự quân, trên quên ơn tiên đế, dưới trái nghĩa tôi con, vậy Phụng Hiểu xin dâng nhát gươm này!”.
Nói xong tướng quân Lê Phụng Hiểu chạy xông tới chém Vũ Đức vương gục chết ngay ở trận tiền. Quân các vương trông thấy sợ hãi bỏ chạy cả. Dực Thánh vương và Đông Chinh vương cũng phải chạy trốn.
Dẹp xong loạn Tam vương, ngày 1/4/1028, Thái tử Lý Phật Mã lên ngôi, trở thành vua Lý Thái Tông. Về sau, Dực Thánh vương và Đông Chinh vương xin về chịu tội. Lý Thái Tông nghĩ tình cốt nhục bèn tha tội cho.
Dù vậy, Dực Thánh vương và Đông Chinh vương không được ở lại kinh thành mà phải đi khai hoang ở biên cương phía Nam, nơi ngày nay là Nghệ An – Hà Tĩnh. Nhờ hai vị này mà nhiều đời cư dân trên vùng đất mới được sống trong an yên, mùa màng tươi tốt, con cháu được hưởng phước lành.
Với những công lao đó, Dực Thánh vương và Đông Chinh vương trở thành "Thủy tổ khai hoang", được dân vùng xứ Nghệ tôn lên thành thần. Trong quá trình Nam Tiến sau này, tín ngưỡng thờ Dực Thánh vương và Đông Chinh vương theo chân người xứ Nghệ di cư đến với vùng đất Nam Bộ.
Ngày nay, việc thờ cúng Dực Thánh vương và Đông Chinh vương ở đình Thông Tây Hội được duy trì quanh năm. Lễ vật cúng thường thường đơn giản, mùa nào thức nấy, theo sản vật địa phương, như tấm lòng thật thà chất phác của những người dân Nam Bộ...
Mời quý độc giả xem video: Ca khúc Việt nam quê hương tôi.