Nằm ở số 66 Trúc Bạch (Ba Đình, Hà Nội), đình An Trí là một ngôi đình có lịch sử lâu đời. Đình thờ Uy Đô, một nhân vật thấm đẫm màu sắc huyền thoại trong sử Việt.Thần tích kể rằng Uy Đô là con Vua Trần Thánh Tông và hoàng hậu Minh Đức. Chàng là hậu thân của Uy Linh Lang - tên gọi chung trăm người con của Lạc Long Quân.Khi quân Nguyên sang xâm lược, Uy Đô mộ nghĩa binh đi đánh giặc. Khi giặc tan, chàng được phong là Dâm Đàm Đại Vương. Năm ấy chàng 36 tuổi. Tới năm sau Uy Đô qua đời ở ngay nhà riêng tại xóm Bình Thọ.Nhân dân vùng này lập đền thờ chàng ở chỗ 7 cây gạo nơi chàng “hiển linh” tức đình Nhật Tân, lại lập một đền nữa ở trên chính nền nhà cũ nơi chàng về trời tức là đình An Trí trên phố Trúc Bạch ngày nay.Khi thực dân Pháp đặt ách cai trị ở Hà Nội, chúng đã dựng trường thông ngôn (phiên dịch) bên cạnh đình An Trí. Sau trường này giải tán, nhường chỗ cho học trò tiểu học, và dân chúng quen gọi là trường Yên Phụ tuy không nằm trên đất làng Yên Phụ…Vào thời hiện đại, trong nhiều năm, đình An Trí được dùng làm phòng chức năng của trường THCS Mạc Đĩnh Chi. Từ 2008, quận Ba Đình đầu tư xây mới trường, tách trường và di tích nhằm bảo tồn và phát huy giá trị đình An Trí. Năm 2009, đình được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.Hiện nay, đình còn lưu giữ được phong cách kiến trúc - nghệ thuật thế kỷ 18, 19 cùng tấm bia "Hậu thần bi ký" dựng năm 1763 và nhiều hiện vật cổ có giá trị lịch sử to lớn.Với cảnh quan tôn nghiêm và mang đậm không gian văn hoá truyền thống, cùng với chùa Trấn Quốc, đền Quán Thánh, đình An Trí là một địa chỉ du khách không nên bỏ qua trên tuyến tham quan khu danh thắng hồ Tây, hồ Trúc Bạch.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.
Nằm ở số 66 Trúc Bạch (Ba Đình, Hà Nội), đình An Trí là một ngôi đình có lịch sử lâu đời. Đình thờ Uy Đô, một nhân vật thấm đẫm màu sắc huyền thoại trong sử Việt.
Thần tích kể rằng Uy Đô là con Vua Trần Thánh Tông và hoàng hậu Minh Đức. Chàng là hậu thân của Uy Linh Lang - tên gọi chung trăm người con của Lạc Long Quân.
Khi quân Nguyên sang xâm lược, Uy Đô mộ nghĩa binh đi đánh giặc. Khi giặc tan, chàng được phong là Dâm Đàm Đại Vương. Năm ấy chàng 36 tuổi. Tới năm sau Uy Đô qua đời ở ngay nhà riêng tại xóm Bình Thọ.
Nhân dân vùng này lập đền thờ chàng ở chỗ 7 cây gạo nơi chàng “hiển linh” tức đình Nhật Tân, lại lập một đền nữa ở trên chính nền nhà cũ nơi chàng về trời tức là đình An Trí trên phố Trúc Bạch ngày nay.
Khi thực dân Pháp đặt ách cai trị ở Hà Nội, chúng đã dựng trường thông ngôn (phiên dịch) bên cạnh đình An Trí. Sau trường này giải tán, nhường chỗ cho học trò tiểu học, và dân chúng quen gọi là trường Yên Phụ tuy không nằm trên đất làng Yên Phụ…
Vào thời hiện đại, trong nhiều năm, đình An Trí được dùng làm phòng chức năng của trường THCS Mạc Đĩnh Chi. Từ 2008, quận Ba Đình đầu tư xây mới trường, tách trường và di tích nhằm bảo tồn và phát huy giá trị đình An Trí. Năm 2009, đình được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.
Hiện nay, đình còn lưu giữ được phong cách kiến trúc - nghệ thuật thế kỷ 18, 19 cùng tấm bia "Hậu thần bi ký" dựng năm 1763 và nhiều hiện vật cổ có giá trị lịch sử to lớn.
Với cảnh quan tôn nghiêm và mang đậm không gian văn hoá truyền thống, cùng với chùa Trấn Quốc, đền Quán Thánh, đình An Trí là một địa chỉ du khách không nên bỏ qua trên tuyến tham quan khu danh thắng hồ Tây, hồ Trúc Bạch.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.