Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications cho biết các vật dụng trên nhiều món đã tròn 2 triệu tuổi đời, tức được phát minh ra từ 1,7 triệu năm trước khi loài người hiện đại Homo sapiens chúng ta hiện diện trên Trái Đất. Nhóm nghiên cứu liên ngành tiết lộ các công cụ này còn cho thấy khả năng đối phó với biến đổi khí hậu đáng nể của những con người từng được cho là vượn nhân hình kém phát triển.
2 triệu năm trước, nhân loại sơ khai đã phải đối phó với biến đổi khí hậu khắc nghiệt trong ít nhất 200.000 năm, khiến môi trường sống bị đảo lộn. Tại Oldupai, nhóm khoa học gia liên ngành từ Viện Max Planck về Khoa học lịch sử nhân loại (Đức), Đại học Calgary (Canada) và Đại học Dar es Salaam (Tanziania) đã khai quật được một loạt công cụ bằng đá Oldowan cổ nhất từng được tìm thấy tại hẻm núi này, có nên đại 1,8 đến 2 triệu năm trước.
Trong vòng 200.00 năm đó, các công cụ đã được cải tiến nhanh chóng để hoàn thành tốt nhiệm vụ săn bắt, giết thịt động vậy, cũng như tìm thức ăn từ các thực vật cứng, cho dù môi trường đã thay đổi từ rừng nhiệt đới trù phú sang thảo nguyên khô cằn. Xương động vật săn được cho thấy kỹ năng sử dụng công cụ đáng gờm của các chủ nhân: heo rừng, hà mã, báo gấm, sư tử, linh cẩu, nhiều loài bò sát, chim và cả các loài linh trưởng cỡ lớn khác.