Vào tháng 6/2019, cuộc khai quật khảo cổ học địa điểm động Puông cạn, xã Khang Ninh, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) làm phát lộ nhiều công cụ đá đều được chế tác từ đá sông suối mang đặc trưng công cụ văn hóa Hòa Bình. Ngoài ra, đoàn khảo cổ cũng phát hiện được nhiều di vật thuộc thời kỳ Lê - Mạc. Ảnh: TTXVN.Từ tháng 4/2019, các chuyên gia Viện Khảo cổ học, Bảo tàng Nhân học (trường ĐH KHXH&NV Hà Nội) đã tiến hành khai quật, thăm dò tại ba khu vực Gò Vườn Chuối, gò Dền Rắn và gò Mỏ Phượng (Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội) và thu thập được nhiều hiện vật quý giá, phản ảnh cuộc sống của cư dân thời Đông Sơn ở khu vực này. Ảnh: Tiền Phong.Vào tháng 7/2019, Viện Khảo cổ học Việt Nam đã công bố thông tin về kết quả khai quật di tích khảo cổ học Đồng Miễu, thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Theo đó dấu vết của một tháp Chăm có niên đại sớm, khoảng thế kỷ thứ 4 hoặc 5 đã được tìm thấy ở khu vực này. Ảnh: Tuổi Trẻ.Ngày 2/12/2019, Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa TP Hội An (tỉnh Quảng Nam) cho biết, cuộc khai quật di tích Thanh Chiếm (phường Thanh Hà, Hội An) đã phát hiện nhiều hiện vật của nền văn hóa Sa Huỳnh (cách ngày nay 2.500 đến 3.000 năm), đáng chú ý ltrong đó là 6 mộ chum cùng nhiều hiện vật tùy táng. Ảnh: Báo Quảng Nam.Tháng 4/2019, các chuyên gia trong và ngoài nước đã phối hợp tiến hành khai quật di tích thành cổ Luy Lâu, nhằm xác định dấu tích đoạn thành ngoại phía Nam cùng các vấn đề về cấu trúc và niên đại tường thành. Cuộc khai quật đã xác định tường thành Ngoại phía nam được xây dựng vào khoảng thời Đường (thế kỷ 9). Ảnh: Wikipedia.Trong năm 2019, Viện Khảo cổ học tiếp tục phối hợp các chuyên gia quốc tế khảo sát vùng biển Bình Châu l(Quảng Ngãi) ần hai sử dụng thiết bị khát sát viễn thám máy chụp cắt lớp đáy, nhằm nghiên cứu đặc điểm địa hình đáy biển, đã phát hiện được khoảng 40 điểm nghi vấn có dấu tích các con tàu cổ bị đắm. Ảnh: Báo Văn Hóa.Cuộc khai quật hang động núi lửa C6 -1 ở Đăk Nông và các nghiên cứu về thành phần nhân chủng, bào tử phấn hoa, mộ táng, di cốt động vật của di tích tiếp tục khẳng định hang C6 -1 là địa điểm cư trú, chế tác công cụ và mộ táng mang đặc điểm của văn hóa Hòa Bình. Ảnh: Báo Đăk Nông.Mời quý độc giả xem clip: Sự thật bất ngờ về kim tự tháp Ai Câp.
Vào tháng 6/2019, cuộc khai quật khảo cổ học địa điểm động Puông cạn, xã Khang Ninh, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) làm phát lộ nhiều công cụ đá đều được chế tác từ đá sông suối mang đặc trưng công cụ văn hóa Hòa Bình. Ngoài ra, đoàn khảo cổ cũng phát hiện được nhiều di vật thuộc thời kỳ Lê - Mạc. Ảnh: TTXVN.
Từ tháng 4/2019, các chuyên gia Viện Khảo cổ học, Bảo tàng Nhân học (trường ĐH KHXH&NV Hà Nội) đã tiến hành khai quật, thăm dò tại ba khu vực Gò Vườn Chuối, gò Dền Rắn và gò Mỏ Phượng (Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội) và thu thập được nhiều hiện vật quý giá, phản ảnh cuộc sống của cư dân thời Đông Sơn ở khu vực này. Ảnh: Tiền Phong.
Vào tháng 7/2019, Viện Khảo cổ học Việt Nam đã công bố thông tin về kết quả khai quật di tích khảo cổ học Đồng Miễu, thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Theo đó dấu vết của một tháp Chăm có niên đại sớm, khoảng thế kỷ thứ 4 hoặc 5 đã được tìm thấy ở khu vực này. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Ngày 2/12/2019, Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa TP Hội An (tỉnh Quảng Nam) cho biết, cuộc khai quật di tích Thanh Chiếm (phường Thanh Hà, Hội An) đã phát hiện nhiều hiện vật của nền văn hóa Sa Huỳnh (cách ngày nay 2.500 đến 3.000 năm), đáng chú ý ltrong đó là 6 mộ chum cùng nhiều hiện vật tùy táng. Ảnh: Báo Quảng Nam.
Tháng 4/2019, các chuyên gia trong và ngoài nước đã phối hợp tiến hành khai quật di tích thành cổ Luy Lâu, nhằm xác định dấu tích đoạn thành ngoại phía Nam cùng các vấn đề về cấu trúc và niên đại tường thành. Cuộc khai quật đã xác định tường thành Ngoại phía nam được xây dựng vào khoảng thời Đường (thế kỷ 9). Ảnh: Wikipedia.
Trong năm 2019, Viện Khảo cổ học tiếp tục phối hợp các chuyên gia quốc tế khảo sát vùng biển Bình Châu l(Quảng Ngãi) ần hai sử dụng thiết bị khát sát viễn thám máy chụp cắt lớp đáy, nhằm nghiên cứu đặc điểm địa hình đáy biển, đã phát hiện được khoảng 40 điểm nghi vấn có dấu tích các con tàu cổ bị đắm. Ảnh: Báo Văn Hóa.
Cuộc khai quật hang động núi lửa C6 -1 ở Đăk Nông và các nghiên cứu về thành phần nhân chủng, bào tử phấn hoa, mộ táng, di cốt động vật của di tích tiếp tục khẳng định hang C6 -1 là địa điểm cư trú, chế tác công cụ và mộ táng mang đặc điểm của văn hóa Hòa Bình. Ảnh: Báo Đăk Nông.
Mời quý độc giả xem clip: Sự thật bất ngờ về kim tự tháp Ai Câp.