1. Nơi an nghỉ của cha con võ tướng Nguyễn Tri Phương là một gò đất nằm giữa cánh đồng lúa thuộc địa phận làng Chí Long, xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trong hai ngôi mộ ở đây, ngôi mộ ở ngoài là của Nguyễn Lâm, con thứ hai của danh tướng Nguyễn Tri Phương, người được phong Phò mã Đô úy thời vua Tự Đức.Mộ danh tướng Nguyễn Tri Phương nằm phía sau, chếch về bên trái so với mộ người con trai.
Mộ của ông được xây theo cách thức phổ biến của mộ các bậc công thần thời phong kiến, với vòng tường thấp bao quanh, hai bên trụ cổng có cặp nghê. Mộ phần được xây bằng hợp chất ô dước vôi, cát, mật, có hình dáng một tòa đình với hai tầng mái.Dưới thời nhà Nguyễn, Nguyễn Tri Phương là Tổng chỉ huy quân đội triều đình chống lại quân Pháp ở các mặt trận Đà Nẵng 1858, Gia Định năm 1861 và Hà Nội 1873. Ngày 20/11/1873, trong trận bảo vệ thành Hà Nội, Phò mã Nguyễn Lâm tử trận, Nguyễn Tri Phương bị trọng thương và bị địch bắt. Khước từ mọi dụ dỗ của kẻ thù, ông đã tuyệt thực cho đến chết.2. Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700) là vị tướng có công lớn dưới thời chúa Nguyễn trong việc đánh giặc, mở cõi, định hình lãnh thổ Việt Nam. Sau khi mất ông được an táng tại Cù Lao Phố, Đồng Nai. Năm 1802, di hài ông được cải táng về quê nhà ở xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.Khu lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh được trùng tu lớn vào năm 2013. Sau quá trình trùng tu, lăng mộ vị danh tướng thời chúa Nguyễn mang một diện mạo mới với nhiều hạng mục được xây dựng bằng đá bề thế.Theo sử sách, lúc mới ngoài 20 tuổi, Nguyễn Hữu Cảnh đã lập được nhiều công trạng trên chiến trường khi phò tá chúa Nguyễn Phúc Chu. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông được xem là vị tướng mở cõi Nam Bộ với việc xác lập chủ quyền cho người Việt tại vùng đất Đồng Nai, Gia Định vào năm 1698.3. Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 10km về phía Tây Nam, nghĩa trang xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang có một khu lăng mộ quan trọng gắn liền với lịch sử của thành phố biển. Đó là lăng mộ Ông Ích Khiêm, nhà thơ và võ tướng tài ba dưới thời nhà Nguyễn.Theo sử sách, Ông Ích Khiêm thi đậu cử nhân năm 1847 và làm quan dưới triều vua Tự Đức. Nổi tiếng là người thông minh, chính trực, là một vị tướng khẳng khái và mưu lược, ông có công trong việc cầm quân bảo vệ Đà Nẵng khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, xâm lược nước ta vào ngày 01/9/1858.Sau khi trải qua nhiều sóng gió trên quan trường, Ông Ích Khiêm mất năm 1884 tại Bình Thuận. Con trai ông là Ông Ích Thiện đã đưa thi hài ông về quê và mai táng tại làng Phong Lệ. Đến năm 1938, thi hài ông được cải táng về vị trí hiện tại.4. Nằm dưới chân núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, lăng mộ danh tướng Thoại Ngọc Hầu (1761 - 1829) - người có công rất lớn trong công cuộc gìn giữ và khai phá vùng đất phía Tây Nam của Tổ quốc - là một công trình kiến trúc cổ độc đáo của Nam Bộ. Khu lăng mộ được Thoại Ngọc Hầu cho xây trước khi ông qua đời.Đây là một khối kiến trúc to lớn nhưng hài hòa. Muốn lên lăng, phải qua chín bậc đá ong dài trên trăm mét, rồi mới đến sân. Tiếp đến là vòng thành và hai cổng vào lăng hình bán nguyệt. Qua khỏi cổng là ba phần mộ nằm giữa vuông lăng. Mộ phần Thoại Ngọc Hầu nằm giữa, hai bên là mộ bà chính thất Châu Thị Tế và mộ bà thứ thất Trương Thị Miệt.Trong khuôn viên lăng Thoại Ngọc Hầu còn có hai khu đất rộng, cũng có vòng thành ngăn xung quanh. Ở đây có trên 50 ngôi mộ xây bằng hợp chất ô dước, có mộ xây hình voi phục, có mộ xây hình bầu dài hoặc vuông vắn. Những ngôi mộ này đều vô danh. Đa số là hài cốt của những người đã bỏ mình trong lúc đào kênh Vĩnh Tế được ông Thoại cho qui tập về.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
1. Nơi an nghỉ của cha con võ tướng Nguyễn Tri Phương là một gò đất nằm giữa cánh đồng lúa thuộc địa phận làng Chí Long, xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trong hai ngôi mộ ở đây, ngôi mộ ở ngoài là của Nguyễn Lâm, con thứ hai của danh tướng Nguyễn Tri Phương, người được phong Phò mã Đô úy thời vua Tự Đức.
Mộ danh tướng Nguyễn Tri Phương nằm phía sau, chếch về bên trái so với mộ người con trai.
Mộ của ông được xây theo cách thức phổ biến của mộ các bậc công thần thời phong kiến, với vòng tường thấp bao quanh, hai bên trụ cổng có cặp nghê. Mộ phần được xây bằng hợp chất ô dước vôi, cát, mật, có hình dáng một tòa đình với hai tầng mái.
Dưới thời nhà Nguyễn, Nguyễn Tri Phương là Tổng chỉ huy quân đội triều đình chống lại quân Pháp ở các mặt trận Đà Nẵng 1858, Gia Định năm 1861 và Hà Nội 1873. Ngày 20/11/1873, trong trận bảo vệ thành Hà Nội, Phò mã Nguyễn Lâm tử trận, Nguyễn Tri Phương bị trọng thương và bị địch bắt. Khước từ mọi dụ dỗ của kẻ thù, ông đã tuyệt thực cho đến chết.
2. Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700) là vị tướng có công lớn dưới thời chúa Nguyễn trong việc đánh giặc, mở cõi, định hình lãnh thổ Việt Nam. Sau khi mất ông được an táng tại Cù Lao Phố, Đồng Nai. Năm 1802, di hài ông được cải táng về quê nhà ở xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Khu lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh được trùng tu lớn vào năm 2013. Sau quá trình trùng tu, lăng mộ vị danh tướng thời chúa Nguyễn mang một diện mạo mới với nhiều hạng mục được xây dựng bằng đá bề thế.
Theo sử sách, lúc mới ngoài 20 tuổi, Nguyễn Hữu Cảnh đã lập được nhiều công trạng trên chiến trường khi phò tá chúa Nguyễn Phúc Chu. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông được xem là vị tướng mở cõi Nam Bộ với việc xác lập chủ quyền cho người Việt tại vùng đất Đồng Nai, Gia Định vào năm 1698.
3. Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 10km về phía Tây Nam, nghĩa trang xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang có một khu lăng mộ quan trọng gắn liền với lịch sử của thành phố biển. Đó là lăng mộ Ông Ích Khiêm, nhà thơ và võ tướng tài ba dưới thời nhà Nguyễn.
Theo sử sách, Ông Ích Khiêm thi đậu cử nhân năm 1847 và làm quan dưới triều vua Tự Đức. Nổi tiếng là người thông minh, chính trực, là một vị tướng khẳng khái và mưu lược, ông có công trong việc cầm quân bảo vệ Đà Nẵng khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, xâm lược nước ta vào ngày 01/9/1858.
Sau khi trải qua nhiều sóng gió trên quan trường, Ông Ích Khiêm mất năm 1884 tại Bình Thuận. Con trai ông là Ông Ích Thiện đã đưa thi hài ông về quê và mai táng tại làng Phong Lệ. Đến năm 1938, thi hài ông được cải táng về vị trí hiện tại.
4. Nằm dưới chân núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, lăng mộ danh tướng Thoại Ngọc Hầu (1761 - 1829) - người có công rất lớn trong công cuộc gìn giữ và khai phá vùng đất phía Tây Nam của Tổ quốc - là một công trình kiến trúc cổ độc đáo của Nam Bộ. Khu lăng mộ được Thoại Ngọc Hầu cho xây trước khi ông qua đời.
Đây là một khối kiến trúc to lớn nhưng hài hòa. Muốn lên lăng, phải qua chín bậc đá ong dài trên trăm mét, rồi mới đến sân. Tiếp đến là vòng thành và hai cổng vào lăng hình bán nguyệt. Qua khỏi cổng là ba phần mộ nằm giữa vuông lăng. Mộ phần Thoại Ngọc Hầu nằm giữa, hai bên là mộ bà chính thất Châu Thị Tế và mộ bà thứ thất Trương Thị Miệt.
Trong khuôn viên lăng Thoại Ngọc Hầu còn có hai khu đất rộng, cũng có vòng thành ngăn xung quanh. Ở đây có trên 50 ngôi mộ xây bằng hợp chất ô dước, có mộ xây hình voi phục, có mộ xây hình bầu dài hoặc vuông vắn. Những ngôi mộ này đều vô danh. Đa số là hài cốt của những người đã bỏ mình trong lúc đào kênh Vĩnh Tế được ông Thoại cho qui tập về.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.