Vua Mai Hắc Đế (Mai Thúc Loan, ? - 722) là vị anh hùng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống nhà Đường, duy trì nền độc lập cho dân tộc Việt từ năm 713 - 722. Lăng mộ vua nằm dưới chân núi Đụn, thuộc huyện Nam Đàn, Nghệ An, nơi là thành lũy của kinh đô Vạn An triều đại Mai Hắc Đế.Khu lăng mộ nguyên thủy được xây theo kiểu “thượng miếu hạ mộ” (miếu ở trên, mộ ở dưới). Hiện nay khu mộ đã được tôn tạo lại với quy mô bề thế, bao gồm mộ phần, hậu cung và bái đường.Mộ phần vua Mai Hắc Đế nằm phía sau khuôn viên khu lăng mộ, được xây bằng đá khang trang. Trong các cuộc khai quật tại khuôn viên khu mộ năm 2015, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều di vật quý giá của thời đại Mai Hắc Đế.Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh, 924 - 979) là người có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và sáng lập nhà Đinh. Lăng mộ ông nằm trên đỉnh núi Mã Yên trong quần thể di tích Cố đô Hoa Lư ở Ninh Bình.Lăng được xây bằng có quy mô kiến trúc nhỏ và giản dị, gồm có một bệ thờ ở phía trước, mộ phần được bao quanh bằng tường thấp, nhà bia ở bên cạnh. Văn bia cho biết, lăng được xây dựng từ năm Minh Mạng thứ 21 (1841) và đến năm Hàm Nghi thứ nhất (1884) có trùng tu lại.Tương truyền, nơi xây lăng vua Đinh Tiên Hoàng là khoảng đất võng xuống thấp mà dân gian hình dung là cái yên ngựa. Lăng được xây ở đây với hàm ý vị hoàng đế vĩ đại như vẫn ngồi trên yên ngựa để bảo vệ đất nước.Lê Đại Hành (Lê Hoàn, 941 – 1005) là vị vua sáng lập nhà Tiền Lê, đồng thời là người lãnh đạo quân dân Việt đánh tan quân Tống năm 980. Lăng mộ ông nằm dưới chân núi Mã Yên, thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư, Ninh Bình.Lăng có kiến trúc khá đơn giản, được bao bọc bởi các dãy núi đá theo thể "rồng chầu, hổ phục" theo quan niệm phong thủy xưa. Kiến trúc hiện tại của lăng được xây từ năm 1840 dưới thời vua Minh Mạng. Lăng được trùng tu vào năm 1885, dưới thời vua Hàm Nghi.Nhà bia nằm trên một mỏm đá sau lăng, bên trong lưu giữ văn bia có từ thời Minh Mạng . Do nằm ở một vị trí hẻo lánh và gần như bị bỏ hoang nên có rất ít người đến thăm viếng lăng mộ vua Lê Đại Hành.Lê Thái Tổ (Lê Lợi, 1385-1433) là người đã lãnh đạo quân dân Việt đánh bại quân Minh, giành lại độc lập cho người Việt và lập ra nhà Lê sơ. Lăng mộ ông nằm trong quần thể di tích Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa), còn được gọi là Vĩnh Lăng.Lăng được xây dựng phía sau cung điện Lam Kinh, trên một vùng đất rộng và cao ráo. Khuôn viên khu lăng hình vuông, khu vực cổng vào có 4 trụ biểu. Trung tâm khu lăng mộ là mộ phần vua Lê Thái Tổ. Công trình có hình vuông, mặt trên để cỏ mọc chứ không lợp thành mái.Phía trước mộ, nằm đối xứng hai bên có tượng quan hầu và bốn đôi tượng động vật. Về tổng quan, lăng vua Lê Thái Tổ có quy mô không lớn và kiến trúc khá giản dị. Dù vậy, công trình vẫn toát lên vẻ tôn nghiêm của một nơi an nghỉ dành cho bậc đế vương.Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi. (Nguồn: Youtube).
Vua Mai Hắc Đế (Mai Thúc Loan, ? - 722) là vị anh hùng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống nhà Đường, duy trì nền độc lập cho dân tộc Việt từ năm 713 - 722. Lăng mộ vua nằm dưới chân núi Đụn, thuộc huyện Nam Đàn, Nghệ An, nơi là thành lũy của kinh đô Vạn An triều đại Mai Hắc Đế.
Khu lăng mộ nguyên thủy được xây theo kiểu “thượng miếu hạ mộ” (miếu ở trên, mộ ở dưới). Hiện nay khu mộ đã được tôn tạo lại với quy mô bề thế, bao gồm mộ phần, hậu cung và bái đường.
Mộ phần vua Mai Hắc Đế nằm phía sau khuôn viên khu lăng mộ, được xây bằng đá khang trang. Trong các cuộc khai quật tại khuôn viên khu mộ năm 2015, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều di vật quý giá của thời đại Mai Hắc Đế.
Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh, 924 - 979) là người có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và sáng lập nhà Đinh. Lăng mộ ông nằm trên đỉnh núi Mã Yên trong quần thể di tích Cố đô Hoa Lư ở Ninh Bình.
Lăng được xây bằng có quy mô kiến trúc nhỏ và giản dị, gồm có một bệ thờ ở phía trước, mộ phần được bao quanh bằng tường thấp, nhà bia ở bên cạnh. Văn bia cho biết, lăng được xây dựng từ năm Minh Mạng thứ 21 (1841) và đến năm Hàm Nghi thứ nhất (1884) có trùng tu lại.
Tương truyền, nơi xây lăng vua Đinh Tiên Hoàng là khoảng đất võng xuống thấp mà dân gian hình dung là cái yên ngựa. Lăng được xây ở đây với hàm ý vị hoàng đế vĩ đại như vẫn ngồi trên yên ngựa để bảo vệ đất nước.
Lê Đại Hành (Lê Hoàn, 941 – 1005) là vị vua sáng lập nhà Tiền Lê, đồng thời là người lãnh đạo quân dân Việt đánh tan quân Tống năm 980. Lăng mộ ông nằm dưới chân núi Mã Yên, thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư, Ninh Bình.
Lăng có kiến trúc khá đơn giản, được bao bọc bởi các dãy núi đá theo thể "rồng chầu, hổ phục" theo quan niệm phong thủy xưa. Kiến trúc hiện tại của lăng được xây từ năm 1840 dưới thời vua Minh Mạng. Lăng được trùng tu vào năm 1885, dưới thời vua Hàm Nghi.
Nhà bia nằm trên một mỏm đá sau lăng, bên trong lưu giữ văn bia có từ thời Minh Mạng . Do nằm ở một vị trí hẻo lánh và gần như bị bỏ hoang nên có rất ít người đến thăm viếng lăng mộ vua Lê Đại Hành.
Lê Thái Tổ (Lê Lợi, 1385-1433) là người đã lãnh đạo quân dân Việt đánh bại quân Minh, giành lại độc lập cho người Việt và lập ra nhà Lê sơ. Lăng mộ ông nằm trong quần thể di tích Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa), còn được gọi là Vĩnh Lăng.
Lăng được xây dựng phía sau cung điện Lam Kinh, trên một vùng đất rộng và cao ráo. Khuôn viên khu lăng hình vuông, khu vực cổng vào có 4 trụ biểu. Trung tâm khu lăng mộ là mộ phần vua Lê Thái Tổ. Công trình có hình vuông, mặt trên để cỏ mọc chứ không lợp thành mái.
Phía trước mộ, nằm đối xứng hai bên có tượng quan hầu và bốn đôi tượng động vật. Về tổng quan, lăng vua Lê Thái Tổ có quy mô không lớn và kiến trúc khá giản dị. Dù vậy, công trình vẫn toát lên vẻ tôn nghiêm của một nơi an nghỉ dành cho bậc đế vương.
Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi. (Nguồn: Youtube).