Khi ghé thăm một số hội quán, đền, miếu của người Hoa ở Chợ Lớn, du khách phương xa có thể sẽ ngạc nhiên khi bắt gặp bàn thờ Bao Công - một nhân vật quen thuộc từng khuấy đảo truyền hình Việt Nam. (Ảnh trong bài chụp tại hội quán Hà Chương, quận 5 TP HCM).Theo sử liệu Trung Hoa cổ, Bao Công húy là Bao Chửng (999-1062) là vị quan ở phủ Khai Phong, tỉnh Hà Nam - nơi từng là kinh đô của triều đại nhà Tống bên Trung Quốc.Làm quan dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông (1022-1063), Bao Công nổi tiếng là một vị quan thanh liêm, chấp pháp nghiêm chỉnh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình.Trong suốt thời gian làm quan, ông đã phá được nhiều vụ án, giúp dân cư an hưởng thái bình. Đó là giai đoạn người dân sống trong hạnh phúc với bối cảnh nền kinh tế, trị an xã hội phát triển vượt bậc.Người đời yêu quí gọi Bao Công là Bao Thanh Thiên (người có đức độ sáng như trời xanh) vì sự công minh tuyệt đối của ông. Từ một nhân vật lịch sử có thật, sự nghiệp Bao Công được khoác lên các giai thoại mang màu sắc kỳ bí.Theo một truyền thuyết, Bao Công chính là Sao Văn Khúc trên trời giáng trần đáp ứng nguyện vọng của người dân. Vì vậy, ngoài việc xử án ban ngày ở dương gian ban đêm ông còn phải xử án ở âm ty.Theo quan niệm dân gian Trung Hoa, biểu tượng vầng trăng trên trán của Bao Công tựa như ánh trăng công lý soi sáng ngay cả ở những nơi tăm tối nhất.Trải qua nhiều thế hệ, công đức của Bao Công đã được ca tụng và lưu truyền cùng với sự khát khao về công lý của người dân đen. Điều này khiến Bao Công trở thành một nhân vật được thờ cúng trong các đền miếu.Hình tượng Bao Công được tạo hình với những sự khác biệt tùy thuộc vào mỗi điểm thờ tự. Điểm chung là ông luôn được thể hiện với nước da đen bóng, trên trán có hình vầng trăng khuyết, như những gì được miêu tả trong dân gian.Nơi thờ Bao Công còn có cả các vệ binh từng sát cánh cùng ông ở phủ Khai Phong, được thể hiện trong phim ảnh qua các nhân vật Chiển Triêu, Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ.Ở hội quán Hà Chương, Bao Công được phối thờ với Thái Tuế Gia Gia và Ông Thành Hoàng, những vị thần trong tín ngường truyền thống của người Hoa.Ngoài hội quán Hà Chương, những địa điểm nổi tiếng khác của người Hoa tại TP HCM có thờ Bao Công là hội quán Ôn Lăng (quận 5) và miếu Phù Châu (quận Gò Vấp).Xem clip: Vẻ đẹp kiến trúc TP HCM.
Khi ghé thăm một số hội quán, đền, miếu của người Hoa ở Chợ Lớn, du khách phương xa có thể sẽ ngạc nhiên khi bắt gặp bàn thờ Bao Công - một nhân vật quen thuộc từng khuấy đảo truyền hình Việt Nam. (Ảnh trong bài chụp tại hội quán Hà Chương, quận 5 TP HCM).
Theo sử liệu Trung Hoa cổ, Bao Công húy là Bao Chửng (999-1062) là vị quan ở phủ Khai Phong, tỉnh Hà Nam - nơi từng là kinh đô của triều đại nhà Tống bên Trung Quốc.
Làm quan dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông (1022-1063), Bao Công nổi tiếng là một vị quan thanh liêm, chấp pháp nghiêm chỉnh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình.
Trong suốt thời gian làm quan, ông đã phá được nhiều vụ án, giúp dân cư an hưởng thái bình. Đó là giai đoạn người dân sống trong hạnh phúc với bối cảnh nền kinh tế, trị an xã hội phát triển vượt bậc.
Người đời yêu quí gọi Bao Công là Bao Thanh Thiên (người có đức độ sáng như trời xanh) vì sự công minh tuyệt đối của ông. Từ một nhân vật lịch sử có thật, sự nghiệp Bao Công được khoác lên các giai thoại mang màu sắc kỳ bí.
Theo một truyền thuyết, Bao Công chính là Sao Văn Khúc trên trời giáng trần đáp ứng nguyện vọng của người dân. Vì vậy, ngoài việc xử án ban ngày ở dương gian ban đêm ông còn phải xử án ở âm ty.
Theo quan niệm dân gian Trung Hoa, biểu tượng vầng trăng trên trán của Bao Công tựa như ánh trăng công lý soi sáng ngay cả ở những nơi tăm tối nhất.
Trải qua nhiều thế hệ, công đức của Bao Công đã được ca tụng và lưu truyền cùng với sự khát khao về công lý của người dân đen. Điều này khiến Bao Công trở thành một nhân vật được thờ cúng trong các đền miếu.
Hình tượng Bao Công được tạo hình với những sự khác biệt tùy thuộc vào mỗi điểm thờ tự. Điểm chung là ông luôn được thể hiện với nước da đen bóng, trên trán có hình vầng trăng khuyết, như những gì được miêu tả trong dân gian.
Nơi thờ Bao Công còn có cả các vệ binh từng sát cánh cùng ông ở phủ Khai Phong, được thể hiện trong phim ảnh qua các nhân vật Chiển Triêu, Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ.
Ở hội quán Hà Chương, Bao Công được phối thờ với Thái Tuế Gia Gia và Ông Thành Hoàng, những vị thần trong tín ngường truyền thống của người Hoa.
Ngoài hội quán Hà Chương, những địa điểm nổi tiếng khác của người Hoa tại TP HCM có thờ Bao Công là hội quán Ôn Lăng (quận 5) và miếu Phù Châu (quận Gò Vấp).
Xem clip: Vẻ đẹp kiến trúc TP HCM.