“Đồ tể Lyon” sát hại 14.000 người sa lưới thế nào?

Google News

Ngày 19/1/1983, một trong những nhân vật khét tiếng nhất thời Đức Quốc xã, “đồ tể Lyon” Klaus Barbie bị bắt ở Bolivia vì tội ác chống lại loài người trong bốn thập niên trước đó.

Theo ghi chép của các sử gia, có tới 14.000 người chết dưới tay tên "đồ tể Lyon" trong Thế chiến II, trang War History Online viết.
Sau khi trở thành chỉ huy lực lượng cảnh sát bí mật (Gestapo) và được đưa tới Amsterdam – Hà Lan, Barbie được giao trọng trách tìm và bắt giữ những người Do Thái đang lẩn trốn và thành viên của phong trào kháng cự.
“Do te Lyon” sat hai 14.000 nguoi sa luoi the nao?
 
Barbier mau chóng trở nên nổi tiếng vì sự độc ác, nhưng điều đó vẫn chưa là gì khi tên này được điều tới Pháp vào thời điểm Đức chiếm đóng quốc gia này.
Năm 1942, Barbie chuyển tới Lyon, Pháp và lập trụ sở của mình ở khách sạn Terminus, nơi sau này trở thành địa điểm các vụ tra tấn và giết người.
Điều khiến sĩ quan Gestapo 29 tuổi này trở nên nổi tiếng so với những người cùng thời khác đó là hắn thường tự mình thẩm vấn và tra tấn nạn nhân thay vì ra lệnh cho các tay sai làm việc đó.
Một trong những câu chuyện rùng rợn nhất liên quan tới Klaus Barbie và những kỹ thuật tra tấn của tên này đã được con gái của một chỉ huy lực lượng kháng chiến thuật lại. Cô này cho hay, Barbie đã đánh đập, lột da cha cô khi ông vẫn sống, rồi nhúng đầu ông vào xô nước amoniac.
“Do te Lyon” sat hai 14.000 nguoi sa luoi the nao?-Hinh-2
 
Sau khi quân đồng minh giải phóng Pháp, Barbie chạy về Đức và dưới một thân thế khác, hắn cùng các cựu sĩ quan Đức Quốc xã thành lập một tổ chức ngầm.
Năm 1947, cơ quan phản gián của Mỹ (CIC) phá vỡ tổ chức trên, bắt giữ một số thành viên cấp cao của nó. Tuy nhiên, Barbie đã trốn thoát và chỉ xuất hiện sau khi CIC đồng ý cấp tiền và bảo vệ hắn để đổi lại việc tên này hợp tác trong các nỗ lực chống hoạt động tình báo của Liên Xô.
Barbie làm đặc vụ Mỹ tại Đức trong hai năm và tới 1949 trốn sang Bolivia. Tại Bolivia, tên này lấy tên là Klaus Altmann và tiếp tục làm việc cho Mỹ.
Ngoài hợp tác với người Mỹ, Barbie còn làm việc cho hàng loạt chính quyền quân sự Bolivia. Dưới thời kỳ nắm quyền của nhà lãnh đạo Bolivia Hugo “El Petiso” Banzer, Barbie cũng tiến hành nhiều vụ tra tấn và thẩm vấn các nhân vật đối lập với chính quyền.
Đầu những năm 1980, một chính quyền tự do lên nắm quyền ở Bolivia và đồng ý trục xuất Barbie để đổi lấy viện trợ của Pháp. Tháng 1.1983, Barbie bị bắt và đưa sang Pháp.
Ngày 11.5.1987, Barbie ra toà ở Pháp, bị buộc 177 tội ác chống lại loài người. Vì những tội ác đã gây ra, Klaus Barbie bị kết án chung thân, mức án cao nhất của Pháp. Năm 1991, tên này chết trong tù vì ung thư.
Theo Hoài Linh/Vietnamnet

>> xem thêm

Bình luận(0)