1. Là công trình quan trọng nhất trong khu vực Hoàng thành Huế, điện Thái Hòa là nơi đăng quang và trị vì đất nước của các vị vua nhà Nguyễn. Ngày nay, cung điện đặc biệt này vẫn còn lưu giữ ngai vàng, biểu tượng quyền lực của triều đại, được truyền qua 13 đời vua Nguyễn.Ngai vàng bảo vật quốc gia của các vua nhà Nguyễn được làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng, chạm khắc rất tinh xảo. Ngai cao 101 cm, rộng 72 cm, dài 87 cm. Phần đế dài 118 cm, rộng 90 cm, cao 20 cm.Phía trên ngai vàng có bửu tán gồm ba lớp, lằm bằng gỗ thếp vàng lộng lẫy. Bên dưới ngai là ba tầng bệ cũng làm bằng gỗ sơn son thếp vàng. Cả ngai, bửu tán và bệ đều được chạm khắc hình tượng rồng, biểu trưng cho quyền lực của hoàng đế.Ngai vàng trong điện Thái Hòa đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử lớn. Điều kỳ lạ là sau những biến cố lịch sử đó, vị trí của ngai vàng vẫn không bị lay chuyển. Điều này có thể là do ngai không khảm vàng ngọc quý, nhưng cũng có thể sự tôn nghiêm, thiêng liêng của ngai khiến cho không ai dám đụng vào.2. Ấn Sắc Mệnh Chi Bảo là hiện vật độc bản, biểu trưng cho quyền lực nhà Nguyễn. Ấn được dùng để ban cấp cáo sắc cho văn võ cùng phong tặng thần và người dưới triều Nguyễn.Bảo ấn này có núm hình rồng cuốn, được đúc bằng vàng ròng. Mặt ấn đúc nổi 4 chữ triện "Sắc Mệnh Chi Bảo".Lưng ấn khắc 2 dòng chữ Hán: "Thập tuế hoàng kim, trọng nhị bách nhị thập tam lượng lục tiền" (Vàng 10 tuổi, nặng 223 lạng 6 tiền - khoảng 8,3kg) và "Minh Mệnh bát niên thập nguyệt cát nhật tạo" (Đúc vào ngày lành tháng 10 năm Minh Mệnh 8, 1827).3. Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là 9 chiếc đỉnh bằng đồng được vua Minh Mạng ra lệnh đúc năm 1835 và khánh thành năm 1837, được đặt ở trước Hiển Lâm Các theo một hàng ngang, đối diện với Thế Miếu, ứng với án thờ của các vua nhà Nguyễn trong Thế Miếu ở Hoàng thành Huế.Nhìn chung, cả chín chiếc đỉnh đều có dáng chung giống nhau: bầu tròn, cổ thắt, miệng loe, trên miệng có hai quai, dưới bầu có ba chân. Ở phần cổ đỉnh, bên phải ghi năm đúc đều là "Minh Mạng thập lục niên Ất Mùi" tức là năm 1835.Mỗi đỉnh được chạm khắc 17 bức họa tiết và 1 bức họa thư, gồm các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí... Các bức chạm này tập hợp thành bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn.Quá trình chế tạo Cửu Đỉnh gồm nhiều khâu, cơ bản là các công đoạn kỹ thuật như làm khuôn, nấu đồng và đúc đỉnh. Sau khi đúc các nghệ nhân mới hoàn thiện các mảng chạm khắc. Để đúc Cửu Định, những người nghệ nhân tài hoa nhất của nước Việt thời đó đã được quy tụ.4. Cửu vị thần công là 9 khẩu thần công vua Gia Long cho đúc sau khi lên ngôi làm vật chứng cho chiến thắng trước quân Tây Sơn. Nguyên liệu dùng để đúc súng là các binh khí và vật dụng bằng đồng đã được dùng trong chiến tranh. Việc đúc súng được thực hiện trong năm 1803 - 1804.Tất cả 9 khẩu thần công đều được phong là "Thần Oai vô địch thượng tướng quân". Mỗi khẩu trong Cửu vị thần công dài 5,1 m và nặng khoảng 17.000 cân (10 tấn). Thân súng được chạm trổ hoa văn cực kỳ công phu và tỉ mỉ.Dù được gọi là súng nhưng Cửu vị thần công chưa bao giờ được dùng trong trận mạc mà là chỉ mang ý nghĩa tượng trưng như những vị thần linh bảo vệ kinh thành.5. Tại cố đô Huế hiện còn lưu giữ và trưng bày 15 chiếc vạc đồng cổ, gồm 11 chiếc được đúc từ thời các chúa Nguyễn, 4 chiếc được đúc vào thời vua Minh Mạng.Tất cả những cổ vật này có kích thước to lớn, từ vài trăm đến vài ngàn cân, trang trí họa tiết tinh xảo. Trong số đó, to và đẹp nhất là hai chiếc vạc được đúc dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1620 - 1687), hiện đặt tại sân điện Cần Chánh trong Tử Cấm Thành Huế.Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, Vạc đồng ở Huế phản ánh một thời kỳ huy hoàng của ngành đúc đồng đất cố đô, đồng thời là nguồn tư liệu lịch sử quý giá về nền mỹ thuật triều Nguyễn. ngành mỹ thuật trên đồ đồng.Mời quý độc giả xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.
1. Là công trình quan trọng nhất trong khu vực Hoàng thành Huế, điện Thái Hòa là nơi đăng quang và trị vì đất nước của các vị vua nhà Nguyễn. Ngày nay, cung điện đặc biệt này vẫn còn lưu giữ ngai vàng, biểu tượng quyền lực của triều đại, được truyền qua 13 đời vua Nguyễn.
Ngai vàng bảo vật quốc gia của các vua nhà Nguyễn được làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng, chạm khắc rất tinh xảo. Ngai cao 101 cm, rộng 72 cm, dài 87 cm. Phần đế dài 118 cm, rộng 90 cm, cao 20 cm.
Phía trên ngai vàng có bửu tán gồm ba lớp, lằm bằng gỗ thếp vàng lộng lẫy. Bên dưới ngai là ba tầng bệ cũng làm bằng gỗ sơn son thếp vàng. Cả ngai, bửu tán và bệ đều được chạm khắc hình tượng rồng, biểu trưng cho quyền lực của hoàng đế.
Ngai vàng trong điện Thái Hòa đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử lớn. Điều kỳ lạ là sau những biến cố lịch sử đó, vị trí của ngai vàng vẫn không bị lay chuyển. Điều này có thể là do ngai không khảm vàng ngọc quý, nhưng cũng có thể sự tôn nghiêm, thiêng liêng của ngai khiến cho không ai dám đụng vào.
2. Ấn Sắc Mệnh Chi Bảo là hiện vật độc bản, biểu trưng cho quyền lực nhà Nguyễn. Ấn được dùng để ban cấp cáo sắc cho văn võ cùng phong tặng thần và người dưới triều Nguyễn.
Bảo ấn này có núm hình rồng cuốn, được đúc bằng vàng ròng. Mặt ấn đúc nổi 4 chữ triện "Sắc Mệnh Chi Bảo".
Lưng ấn khắc 2 dòng chữ Hán: "Thập tuế hoàng kim, trọng nhị bách nhị thập tam lượng lục tiền" (Vàng 10 tuổi, nặng 223 lạng 6 tiền - khoảng 8,3kg) và "Minh Mệnh bát niên thập nguyệt cát nhật tạo" (Đúc vào ngày lành tháng 10 năm Minh Mệnh 8, 1827).
3. Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là 9 chiếc đỉnh bằng đồng được vua Minh Mạng ra lệnh đúc năm 1835 và khánh thành năm 1837, được đặt ở trước Hiển Lâm Các theo một hàng ngang, đối diện với Thế Miếu, ứng với án thờ của các vua nhà Nguyễn trong Thế Miếu ở Hoàng thành Huế.
Nhìn chung, cả chín chiếc đỉnh đều có dáng chung giống nhau: bầu tròn, cổ thắt, miệng loe, trên miệng có hai quai, dưới bầu có ba chân. Ở phần cổ đỉnh, bên phải ghi năm đúc đều là "Minh Mạng thập lục niên Ất Mùi" tức là năm 1835.
Mỗi đỉnh được chạm khắc 17 bức họa tiết và 1 bức họa thư, gồm các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí... Các bức chạm này tập hợp thành bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn.
Quá trình chế tạo Cửu Đỉnh gồm nhiều khâu, cơ bản là các công đoạn kỹ thuật như làm khuôn, nấu đồng và đúc đỉnh. Sau khi đúc các nghệ nhân mới hoàn thiện các mảng chạm khắc. Để đúc Cửu Định, những người nghệ nhân tài hoa nhất của nước Việt thời đó đã được quy tụ.
4. Cửu vị thần công là 9 khẩu thần công vua Gia Long cho đúc sau khi lên ngôi làm vật chứng cho chiến thắng trước quân Tây Sơn. Nguyên liệu dùng để đúc súng là các binh khí và vật dụng bằng đồng đã được dùng trong chiến tranh. Việc đúc súng được thực hiện trong năm 1803 - 1804.
Tất cả 9 khẩu thần công đều được phong là "Thần Oai vô địch thượng tướng quân". Mỗi khẩu trong Cửu vị thần công dài 5,1 m và nặng khoảng 17.000 cân (10 tấn). Thân súng được chạm trổ hoa văn cực kỳ công phu và tỉ mỉ.
Dù được gọi là súng nhưng Cửu vị thần công chưa bao giờ được dùng trong trận mạc mà là chỉ mang ý nghĩa tượng trưng như những vị thần linh bảo vệ kinh thành.
5. Tại cố đô Huế hiện còn lưu giữ và trưng bày 15 chiếc vạc đồng cổ, gồm 11 chiếc được đúc từ thời các chúa Nguyễn, 4 chiếc được đúc vào thời vua Minh Mạng.
Tất cả những cổ vật này có kích thước to lớn, từ vài trăm đến vài ngàn cân, trang trí họa tiết tinh xảo. Trong số đó, to và đẹp nhất là hai chiếc vạc được đúc dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1620 - 1687), hiện đặt tại sân điện Cần Chánh trong Tử Cấm Thành Huế.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, Vạc đồng ở Huế phản ánh một thời kỳ huy hoàng của ngành đúc đồng đất cố đô, đồng thời là nguồn tư liệu lịch sử quý giá về nền mỹ thuật triều Nguyễn. ngành mỹ thuật trên đồ đồng.
Mời quý độc giả xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.