Tọa lạc tại số 12 phố Ngô Quyền, tòa nhà Bắc Bộ phủ là một di tích lịch sử quan trọng của thủ đô Hà Nội, đặc biệt nơi đây gắn liền với sự kiện Ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946).Tòa nhà này được xây dựng vào năm 1918-1919 để làm Phủ thống sứ Bắc Kỳ - cơ quan đầu não của chính quyền thực dân Pháp tại miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Mặt trước tòa nhà.Công trình là đại diện tiêu biểu cho kiến trúc tân cổ điển thời Pháp thuộc với bố cục các mặt đăng đối, mặt đứng với hàng cột cổ điển khỏe khoắn cùng những chi tiết Baroque, Phục hưng. Ảnh: Mặt bên tòa nhà.Sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945, tòa nhà được đổi thành Phủ khâm sai Bắc Kỳ do chính phủ Trần Trọng Kim kiểm soát. Ảnh: Mặt sau tòa nhà.Trong Cách mạng tháng Tám, ngày tổng khởi nghĩa ở Hà Nội (19/8/1945), lực lượng Việt Minh cùng nhân dân Hà Nội đã tiến công và chiếm giữ tòa nhà này. Ảnh: Chiếc cổng có vòm kính trước trước tòa nhà, một hình ảnh quen thuộc gắn với cuộc biểu tình ngày 19/8/1945.Sau Cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về làm việc tại đây cho đến ngày toàn quốc kháng chiến. Ảnh: Góc trái ở mặt trước tòa nhà ghi năm khởi công - 1918.Trong thời gian này, tòa nhà được đổi tên thành Bắc Bộ phủ - có vai trò như một tổng hành dinh đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh: Năm khánh thành tòa nhà là năm 1919, được ghi nhớ ở góc phải.Mở đầu Toàn quốc kháng chiến, ngày 20/12/1946 tại đây đã nổ ra một trận đánh giữa một đại đội Vệ quốc đoàn bảo vệ Bắc bộ phủ và quân Pháp có xe tăng hỗ trợ.Đây là trận đánh ác liệt nhất và kéo dài nhất trong những ngày đầu của chiến tranh Đông Dương. Sau 6 đợt tấn công bị đẩy lui, thương vong 122 lính lê dương, thiệt hại 4 xe tăng và thiết giáp, 3 xe vận tải, quân Pháp đã chiếm được tòa nhà. Số binh sĩ Vệ quốc đoàn tử trận là 45 người. Trận Bắc Bộ phủ đã trở thành một trận đánh tiêu biểu của tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của quân và dân Hà Nội trong những ngày đầu kháng chiến. Ảnh: Vết đạn từ cuộc chiến năm 1946 vẫn còn lưu lại trên hàng rào Bắc Bộ phủ.Sau khi giải phóng Thủ đô (10/10/1954), Bắc Bộ phủ được tu sửa lại và trở thành Nhà khách Chính phủ. Ảnh: Cầu thang gỗ trong tòa nhà.Ngày nay, tòa nhà là nơi đón tiếp những đoàn khách quan trọng đến từ các quốc gia trên thế giới. Ảnh: Một hành lang trong Bắc Bộ phủ.Cổng sau Bắc Bộ phủ.Trên tầng thượng tòa nhà.Ngói lợp mái Bắc Bộ phủ.Cổng Bắc Bộ phủ nhìn từ tầng thượng.
Tọa lạc tại số 12 phố Ngô Quyền, tòa nhà Bắc Bộ phủ là một di tích lịch sử quan trọng của thủ đô Hà Nội, đặc biệt nơi đây gắn liền với sự kiện Ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946).
Tòa nhà này được xây dựng vào năm 1918-1919 để làm Phủ thống sứ Bắc Kỳ - cơ quan đầu não của chính quyền thực dân Pháp tại miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Mặt trước tòa nhà.
Công trình là đại diện tiêu biểu cho kiến trúc tân cổ điển thời Pháp thuộc với bố cục các mặt đăng đối, mặt đứng với hàng cột cổ điển khỏe khoắn cùng những chi tiết Baroque, Phục hưng. Ảnh: Mặt bên tòa nhà.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945, tòa nhà được đổi thành Phủ khâm sai Bắc Kỳ do chính phủ Trần Trọng Kim kiểm soát. Ảnh: Mặt sau tòa nhà.
Trong Cách mạng tháng Tám, ngày tổng khởi nghĩa ở Hà Nội (19/8/1945), lực lượng Việt Minh cùng nhân dân Hà Nội đã tiến công và chiếm giữ tòa nhà này. Ảnh: Chiếc cổng có vòm kính trước trước tòa nhà, một hình ảnh quen thuộc gắn với cuộc biểu tình ngày 19/8/1945.
Sau Cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về làm việc tại đây cho đến ngày toàn quốc kháng chiến. Ảnh: Góc trái ở mặt trước tòa nhà ghi năm khởi công - 1918.
Trong thời gian này, tòa nhà được đổi tên thành Bắc Bộ phủ - có vai trò như một tổng hành dinh đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh: Năm khánh thành tòa nhà là năm 1919, được ghi nhớ ở góc phải.
Mở đầu Toàn quốc kháng chiến, ngày 20/12/1946 tại đây đã nổ ra một trận đánh giữa một đại đội Vệ quốc đoàn bảo vệ Bắc bộ phủ và quân Pháp có xe tăng hỗ trợ.
Đây là trận đánh ác liệt nhất và kéo dài nhất trong những ngày đầu của chiến tranh Đông Dương. Sau 6 đợt tấn công bị đẩy lui, thương vong 122 lính lê dương, thiệt hại 4 xe tăng và thiết giáp, 3 xe vận tải, quân Pháp đã chiếm được tòa nhà. Số binh sĩ Vệ quốc đoàn tử trận là 45 người.
Trận Bắc Bộ phủ đã trở thành một trận đánh tiêu biểu của tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của quân và dân Hà Nội trong những ngày đầu kháng chiến. Ảnh: Vết đạn từ cuộc chiến năm 1946 vẫn còn lưu lại trên hàng rào Bắc Bộ phủ.
Sau khi giải phóng Thủ đô (10/10/1954), Bắc Bộ phủ được tu sửa lại và trở thành Nhà khách Chính phủ. Ảnh: Cầu thang gỗ trong tòa nhà.
Ngày nay, tòa nhà là nơi đón tiếp những đoàn khách quan trọng đến từ các quốc gia trên thế giới. Ảnh: Một hành lang trong Bắc Bộ phủ.
Cổng sau Bắc Bộ phủ.
Trên tầng thượng tòa nhà.
Ngói lợp mái Bắc Bộ phủ.
Cổng Bắc Bộ phủ nhìn từ tầng thượng.