Thời cổ đại thì các bậc thánh hiền, những người đạo đức cao thượng, thông hiểu đạo lý lúc nào cho rằng làm người phải đề cao đạo đức làm người. Những tiêu chuẩn mà các bậc Thánh hiền đề ra không phải là chuyện hoang đường, duy tâm, mà kỳ thực chính là Thiên lý biểu hiện ở cõi người. Người ta sống cần phù hợp với Thiên lý mới có thể tồn tại được lâu dài và mong được bình an.
Chuyện lập thân làm người kỳ thực cũng là như thế. Lời nói và việc làm của một người là chịu sự chi phối của ý thức cũng như tư tưởng của người đó. Biểu hiện hành vi của một người sẽ phản ánh ra suy nghĩ cũng như nội tâm của họ. Ví như người có tâm thiện lương, biết suy nghĩ cho người khác.
Đạo đức của nhân loại là một phần của thiên lý, người xưa gọi là luân lý. Một người mà có thể giữ vững tiêu chuẩn đạo đức của bản thân, tâm niệm rằng “nói lời phải thành tâm, làm việc phải cung kính” thì tự nhiên người ấy cũng thể hiện ra sự ngay thẳng, chính trực, thiện lương.
Nếu một người có thể tuần hoàn thuận theo Thiên lý thì chắc chắn sẽ có được sự bảo hộ của tự nhiên, của Thần Phật. Ngược lại thì người đó tất sẽ bị cám dỗ ma quỷ lôi kéo.
Những người sống thuận theo lý của Trời thì chắc chắn sẽ ngày càng hưng thịnh, người chống lại lý của Trời thì chắc chắn sẽ phải tiêu vong.
Người càng hiểu rõ Thiên lý thì càng không thể làm trái. Lúc nào họ cũng suy xét đến hành vi, lời nói của mình và sống hòa hợp, thuận theo tự nhiên, không đi ngược lại với tuần hoàn tự nhiên.
Một người có suy nghĩ, tư tưởng, quan niệm đạo đức, lời nói, hành vi không phù hợp Thiên lý, thậm chí còn chống lại Thiên lý thì tất sẽ bị báo ứng. Làm việc ác cho dù có thể thoát được sự trừng phạt của pháp luật nơi con người, nhưng vẫn sẽ bị Trời cao trừng phạt.