Cổ nhân dạy cách dùng người: Cẩn thận với người khéo ăn nói

Google News

Vốn dĩ từ xưa nhiều người có thói quen đánh giá khả năng của một người thông qua tài nói chuyện của đối phương. Nhưng nhiều khi đó chính là sai lầm vô cùng nghiêm trọng.

Cổ nhân có dạy: "Xảo ngôn, lệnh sắc, tiên hĩ nhân'' chính là những người nói năng khéo léo, hoa mỹ. Lúc nào cũng cố lấy lòng người khác thì ít khi có lòng nhân ái và thật thà.

Kiểu người xảo ngôn thì lúc nào cũng lo trau chuốt cho lời nói bóng bẩy để làm đẹp lòng người khác, lấy lòng người khác nhằm đạt được mục đích của mình. Đây là kiểu người thiếu sự thành thật, lúc nào dùng lời hoa mỹ để che dấu đi con người thật của mình. Những người như vậy cổ nhân dạy nên tránh xa, không nên kết giao.

“Xảo ngôn” ở đây là chỉ những người nói khéo, khéo đến mức người khác khó có thể thấy được lời nói của họ là xảo trá. Những người như vậy thường không có năng lực nhưng lại cố gắng tận dụng cơ hội làm cho người khác tin tưởng bằng khả năng hoạt ngôn của mình.

Co nhan day cach dung nguoi: Can than voi nguoi kheo an noi

Một số người tận dụng khả năng nói chuyện để hài lòng cấp trên. Thậm chí còn cố gắng tìm hiểu sở thích, tính cách để lựa lòng người.

Trong lịch sử có không ít tham quan đã dùng cách đó để kiếm lợi cho bản thân mình. Trong xã hội hiện đại lại càng có nhiều người như vậy.

Co nhan day cach dung nguoi: Can than voi nguoi kheo an noi-Hinh-2

Một người sáng suốt, hiểu đạo lý thì sẽ biết cách dùng người. Họ biết tập trung vào khả năng của ứng viên và xác định được ai là người có trách nhiệm, thay vì trọng dụng những kẻ chỉ có cái vỏ ở bên ngoài. Nếu người nắm quyền quốc gia có thể làm được như vậy thì mới giảm thiểu được mất mát cho quốc gia và cả dân tộc.

Người lịch sự, có chuẩn mực đạo đức là người biết khiêm cung, tôn trọng mọi người. Lời nói ra lúc nào tốt ý, không làm hại bất kỳ ai hay tư lợi cho cá nhân mình.

Theo Truy Nguyệt/ Khoevadep

>> xem thêm

Bình luận(0)