Lời nói không mất tiền mua, có lẽ chính vì điều đó mà nhiều người đang ăn nói thiếu suy nghĩ, không phân biệt đúng sai. Lúc nào cho rằng mình nói thẳng, nói thật. Nhưng thực tế thì họa từ miệng mà ra, trời cuồng có mưa, người cuồng thì sớm muộn họa cũng đến.
Bởi thế nên người xưa có xạy trong giao tiếp thì còn người phải có sự khéo léo, kiêng nể. Kẻo làm mất lòng đến người khác, vừa tránh được họa về sau.
1. Không nói lời Ưu, quá thiên về cảm xúc và nuông chiều thế giới nội tâm mà thiếu trải nghiệm thực tế, khiến người xung quanh khó tiếp nhận.
2. Không nói lời Oán, không giải quyết được vấn đề mà còn khiển bản thân và người khác sầu muộn.
3. Không nói lời Bệnh, chán nản ủ dột, thiếu tinh thần, thiếu ý chí
4. Không nói lời Hỷ, dễ trở nên huênh hoang đắc chí, khiến tiểu nhân ganh ghét, nảy sinh đố kỵ, chuốc thêm phiền muộn vào tâm.
Nên nhớ, trời cuồng thì có mưa, người cuồng thì có họa.
5. Không nói lời Nộ, giận dữ chỉ khiến con người trở nên bốc đồng, khó kiểm soát ngôn từ của bản thân, khiến tình người rạn nứt.
6. Trong cuộc sống hằng ngày, đừng ngại nói hai tiếng "xin lỗi" khi cần và "cảm ơn" khi muốn.
7. Đừng nghĩ khẩu xà tâm phật là đúng, bởi vốn dĩ lời nói thốt ra sẽ phản ánh chân tâm của một người. Vậy nên mới có câu: "Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".
8. Một lời chê buông ra có thể nhận lại ánh mắt khinh thường. Trước khi lên tiếng chê bai, não cũng cần suy nghĩ.
9. Lời hay lẽ phải, tự khắc sẽ được người đời ca ngợi. Lời ác ý độc, sẽ khiến người đời ái ngại không thôi.
10. Muốn người khác cảm nhận được thành ý trong lời nói, đơn giản hãy tặng họ một nụ cười thật tâm.