Chuyện ly kỳ về "thần khuyển", đàn chó thiện chiến trong sử Việt

Google News

(Kiến Thức) - Đàn chó chiến của tướng Nguyễn Xí, vua Gia Long sắc phong “Thần khuyển” cho chó Phú Quốc, vụ án chó cắn hạc vua thời vua Tự Đức... là những câu chuyện lý thú liên quan đến con chó được lưu lại trong sử Việt. 
 
 

Đàn chó chiến khiến giặc Minh khiếp sợ của tướng Nguyễn Xí
Tương truyền, Nguyễn Xí sinh ra trong gia đình nghèo khó nhưng là người có tư chất thông minh nhanh nhẹn nên ngay từ khi mới 9 tuổi đã cùng anh trai Nguyễn Biện vào phục vụ nhà Lê Lợi.
Khi mới tham gia khởi nghĩa cùng Lê Lợi, một trong những vị trí đầu tiên ông đảm nhận chính là chăm sóc bầy chó săn.
Dưới sự huấn luyện và chăm sóc của Nguyễn Xí, bầy chó săn đã trở thành đội quân đặc biệt. Được đào tạo bài bản, từ đi đứng ăn ngủ cho tới tác chiến đàn chó đều nhịp nhàng theo nhạc lệnh. Những lúc nghĩa quân bị vây hãm, hết lương thực, đàn chó đi săn thú, bắt chim về làm thức ăn. Khi xung trận, Nguyễn Xí điều khiển bầy chó lăn xả vào trận làm quân giặc hoảng sợ.
Image result for vietnam dog
Ảnh minh họa.
Có lần, Nguyễn Xí cho buộc vào cổ đàn chó những chiếc đạc (chuông) ngựa, khi chó chạy sẽ phát ra tiếng kêu như kỵ mã. Ban đêm, ông dẫn quân đến vây trại giặc Minh rồi cho đánh trống reo hò ầm ĩ, xua chó chạy quanh trại. Quân Minh hốt hoảng tưởng bị tấn công, nhưng không dám ra đánh. Chúng đành dùng cung nỏ bắn ra như mưa. Đến gần sáng, nghĩa quân thu nhặt được hàng vạn mũi tên.
Trong 10 năm kháng chiến chống giặc Minh, tướng Nguyễn Xí cùng đàn chó của mình đã lập chiến tích trong nhiều trận đánh quan trọng như cuộc vây hãm thành Đông Quan, hạ thành Xương Giang và tập kích gần 10 vạn quân Minh sang tăng viện năm Đinh Mùi (1427).
Vua Gia Long sắc phong “Thần khuyển” cho bốn chú chó Phú Quốc
Sách Nguyễn Phúc tộc đế phả tường giải đồ, một cuốn sách gia truyền ghi chép và lý giải tất cả những chuyện liên quan đến hoàng tộc Nguyễn đã ghi lại câu chuyện của bốn con chó Phú Quốc được vua Gia Long sắc phong trọng thị không kém những công thần khai quốc của nhà Nguyễn.
Theo đó, trong suốt những năm bôn tẩu trước sự truy lùng của quân Tây Sơn, bên vua Gia Long – Nguyễn Ánh luôn có bốn con chó Phú Quốc. Nếu không được những con chó này cứu nguy thì vua đã hai lần đứng trước nguy cơ mất mạng trước khi lên ngôi.
Kham pha giong cho duoc vua Gia Long phong la “Than khuyen”-Hinh-4
Chó Phú Quốc trổ tài bơi lội.
Lần thứ nhất, khi bị quân Tây Sơn truy đuổi ở dưới chân phía Nam dốc Gành Đỏ (Phú Yên), Nguyễn Ánh trốn vào một lũy tre, xung quanh là bụi rậm. Bốn con chó vây quanh bảo vệ ông. Không ngờ trong bụi rậm này có một hang rái cá gồm khoảng 10 con lớn nhỏ. Bốn con chó đã khống chế đàn rái cá, khiến chúng im thin thít.
Khi vòng vây của quân Tây Sơn khép chặt, những con chó Phú Quốc khôn ngoan lập tức mở đường cho bầy rái cá chạy để đánh lạc hướng bầy chó ngao. Quả nhiên, bầy chó ngao rượt đuổi theo bầy rái cá khiến quân Tây Sơn phải chạy theo, nhờ đó mà Nguyễn Ánh thoát nạn.
Lần thứ hai, bị truy đuổi ở Cà Tang Hạ (Quảng Nam), Nguyễn Ánh cùng đường phải chui vào một bụi rậm, bốn con chó cũng vây quanh bảo vệ. Khi quân Tây Sơn vây hãm nơi ông trú ẩn, họ dùng giáo chọc khắp nơi. Một con chó đã lấy thân mình đỡ ngọn giáo đâm vào ông, ba con còn lại mở đường cho ông chạy thoát.
Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã sắc phong cho bốn con chó Phú Quốc danh hiệu: “Cứu khổn phò nguy Tá quốc huân thần Thần khuyển đại tướng quân” và cho lập miếu thờ trang trọng.
Vụ án "Chó cắn hạc vua" thời vua Tự Đức
Theo một điển tích được lưu truyền vào thời nhà nguyễn, có dạo vua nhà Thanh tặng vua Tự Đức một con hạc loại hiếm. Vua quý lắm, cho đeo trước cổ hạc tấm thẻ bài ghi “Thiên Tử Hạc” (Hạc của vua nuôi) và thả nó trong Vườn Thượng uyển.
Image result for japan crane
Ảnh minh họa. 
Ngày nọ, con Thiên Tử Hạc bay ra khỏi Hoàng cung. Nó lạc vào vườn một thường dân nên bị chó của nhà này cắn chết. Vua Tự Đức truyền cho thuộc cấp điều tra và biết việc hạc bị chó của dân cắn. Vì tiếc hạc quý, vua Tự Đức nổi giận, truyền cho Bộ hình luận tội. Bộ Hình kết án chủ con chó phải tội tử hình và bị tịch thu toàn bộ gia sản.
Việc xử án của Bộ hình được quan Ngự Sử Phạm Đan Quế biết được. Sau khi xem xét các tình tiết, ông trình vua một bản tấu có nội dung như sau:
Hạc chẳng biết nói/Chó không biết chữ
Hạc vào vườn dân/Chó trung với chủ
Chim, thú đánh nhau/Tối sáng không rõ
Chó cắn chết hạc/Tội quy cho chủ
Hạc mổ chết chó/Luật xử thế nào?

Vua Tự Đức đọc bản tấu, thấy những lời của Phạm Đan Quế rất có tình có lý, liền cấp tốc hạ lệnh hủy bỏ bản án và không bàn đến nữa.
Xem clip: Phong tục đón xuân vui Tết ở Việt Nam.
Thanh Bình

>> xem thêm

Bình luận(0)