Nằm ở số 7 Lý Chính Thắng, phở Bình là quán phở nổi tiếng gắn với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968 - Chiến dịch Mậu Thân 1968. Trong suốt thập niên 1960, quán phở nằm giữa khu phố đông đúc này chính là Sở chỉ huy tiền phương biệt động Sài Gòn.Vào 20h ngày Mùng 1 Tết Mậu Thân 1968, tại lầu 2 của quán phở, Bộ Tư lệnh Tiền phương đã đọc mệnh lệnh tổng tiến công và nổi dậy ở toàn thành phố. Các chiến sĩ biệt động tiếp tục hoạt động tại quán đến ngày Mùng 3 Tết thì bị địch bố ráp, một số chiến sĩ bị bắt và chịu cảnh tù đày...Ngôi nhà số 287/70 đường Nguyễn Đình Chiểu, phường 10, quận 3, TP HCM từng được lực lượng biệt động Sài Gòn sử dụng làm cơ sở giấu vũ khí phục vụ chiến dịch Mậu Thân 1968. Cửa sắt của ngôi nhà vẫn còn những vết đạn do địch bắn để phá cửa và lùng bắt các chiến sĩ của ta.Vào đêm mồng 1, rạng sáng mồng 2 Tết Mậu Thân 1968, các chiến sĩ Đội 5 biệt động đã tập trung tại căn hầm nhận vũ khí. Dưới sự chỉ huy của đồng chí Tô Hoài Thanh (Ba Thanh), cả đội đã thực hiện trận đánh táo bạo, vang dội vào dinh Độc Lập.Khoảng 1h30 mùng 2 Tết Mậu Thân 1968, đội biệt động số 5 gồm 16 người trên ba xe tải nhỏ và hai chiếc Honda xuất phát từ hai hướng tiến thẳng vào Dinh Độc Lập để thực hiện trận đánh tại cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn.Trong trận này, các chiến sĩ ta đã đấu súng dữ dội với địch trong nhiều giờ đồng hồ tại cổng ngoài của Dinh Ðộc lập. Nhưng do lực lượng quá chênh lệnh, 8 chiến sĩ đã hi sinh, những người còn lại bị bắt giữ trong sáng mùng 3 Tết.Rạng sáng ngày 31/1/1968 (đêm Mùng 2 Tết Mậu Thân), các chiến sĩ biệt động đã nổ súng đánh chiếm một mục tiêu "không tưởng": Đại sứ quán Mỹ trên đường Độc Lập (nay là đường Lê Duẩn).Dù chỉ các chiến sĩ chỉ bám trụ tại mục tiêu được 6 giờ, trận đánh đã khiến thế giới sửng sốt và góp phần làm người Mỹ phẫn nộ gia tăng áp lực đòi chính phủ rút quân về nước.Đêm 30, rạng ngày 31/1/1968 (Mùng 2 Tết), các chiến sĩ của Tiểu đoàn 16 đã thực hiện một cuộc tấn công quả cảm vào Sân bay Tân Sơn Nhất. Dưới làn đạn của đối phương, các anh đã băng qua hàng rào thép gai đánh chiếm lô cốt địch, tràn vào sân bay phá hủy máy bay. Nhiều chiến sỹ bị thương vẫn chống trả lại rất kiên cường. Họ gượng dậy tì súng vào máy bay giặc để chiến đấu, lấy máy bay giặc làm nơi che chở. Hình ảnh ấy đã trở thành nguồn cảm hứng để nhà thơ - anh hùng liệt sỹ Lê Anh Xuân sáng tác bài thơ "Dáng đứng Việt Nam" bất hủ.Ngã ba Vườn Lài là tên gọi của một ngã ba nằm ở nơi giao cắt của các tuyến phố Ngô Gia Tự, Vĩnh Viễn, Sư Vạn Hạnh thuộc quận 10 TP HCM. Đây là cũng một địa điểm lịch sử quan trọng của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở Sài Gòn.Trong sự kiện lịch sử này, nhân dân khu vực Vườn Lài đã nổi dậy phối hợp với lực lượng vũ trang làm chủ khu vực trong 7 ngày đêm, đánh lui nhiều cuộc phản kích của địch.Xem clip: Lược sử cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Nằm ở số 7 Lý Chính Thắng, phở Bình là quán phở nổi tiếng gắn với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968 - Chiến dịch Mậu Thân 1968. Trong suốt thập niên 1960, quán phở nằm giữa khu phố đông đúc này chính là Sở chỉ huy tiền phương biệt động Sài Gòn.
Vào 20h ngày Mùng 1 Tết Mậu Thân 1968, tại lầu 2 của quán phở, Bộ Tư lệnh Tiền phương đã đọc mệnh lệnh tổng tiến công và nổi dậy ở toàn thành phố. Các chiến sĩ biệt động tiếp tục hoạt động tại quán đến ngày Mùng 3 Tết thì bị địch bố ráp, một số chiến sĩ bị bắt và chịu cảnh tù đày...
Ngôi nhà số 287/70 đường Nguyễn Đình Chiểu, phường 10, quận 3, TP HCM từng được lực lượng biệt động Sài Gòn sử dụng làm cơ sở giấu vũ khí phục vụ chiến dịch Mậu Thân 1968. Cửa sắt của ngôi nhà vẫn còn những vết đạn do địch bắn để phá cửa và lùng bắt các chiến sĩ của ta.
Vào đêm mồng 1, rạng sáng mồng 2 Tết Mậu Thân 1968, các chiến sĩ Đội 5 biệt động đã tập trung tại căn hầm nhận vũ khí. Dưới sự chỉ huy của đồng chí Tô Hoài Thanh (Ba Thanh), cả đội đã thực hiện trận đánh táo bạo, vang dội vào dinh Độc Lập.
Khoảng 1h30 mùng 2 Tết Mậu Thân 1968, đội biệt động số 5 gồm 16 người trên ba xe tải nhỏ và hai chiếc Honda xuất phát từ hai hướng tiến thẳng vào Dinh Độc Lập để thực hiện trận đánh tại cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn.
Trong trận này, các chiến sĩ ta đã đấu súng dữ dội với địch trong nhiều giờ đồng hồ tại cổng ngoài của Dinh Ðộc lập. Nhưng do lực lượng quá chênh lệnh, 8 chiến sĩ đã hi sinh, những người còn lại bị bắt giữ trong sáng mùng 3 Tết.
Rạng sáng ngày 31/1/1968 (đêm Mùng 2 Tết Mậu Thân), các chiến sĩ biệt động đã nổ súng đánh chiếm một mục tiêu "không tưởng": Đại sứ quán Mỹ trên đường Độc Lập (nay là đường Lê Duẩn).
Dù chỉ các chiến sĩ chỉ bám trụ tại mục tiêu được 6 giờ, trận đánh đã khiến thế giới sửng sốt và góp phần làm người Mỹ phẫn nộ gia tăng áp lực đòi chính phủ rút quân về nước.
Đêm 30, rạng ngày 31/1/1968 (Mùng 2 Tết), các chiến sĩ của Tiểu đoàn 16 đã thực hiện một cuộc tấn công quả cảm vào Sân bay Tân Sơn Nhất. Dưới làn đạn của đối phương, các anh đã băng qua hàng rào thép gai đánh chiếm lô cốt địch, tràn vào sân bay phá hủy máy bay. Nhiều chiến sỹ bị thương vẫn chống trả lại rất kiên cường. Họ gượng dậy tì súng vào máy bay giặc để chiến đấu, lấy máy bay giặc làm nơi che chở. Hình ảnh ấy đã trở thành nguồn cảm hứng để nhà thơ - anh hùng liệt sỹ Lê Anh Xuân sáng tác bài thơ "Dáng đứng Việt Nam" bất hủ.
Ngã ba Vườn Lài là tên gọi của một ngã ba nằm ở nơi giao cắt của các tuyến phố Ngô Gia Tự, Vĩnh Viễn, Sư Vạn Hạnh thuộc quận 10 TP HCM. Đây là cũng một địa điểm lịch sử quan trọng của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở Sài Gòn.
Trong sự kiện lịch sử này, nhân dân khu vực Vườn Lài đã nổi dậy phối hợp với lực lượng vũ trang làm chủ khu vực trong 7 ngày đêm, đánh lui nhiều cuộc phản kích của địch.
Xem clip: Lược sử cuộc kháng chiến chống Mỹ.