Càn Long là vị hoàng đế vô cùng háo sắc, đa tình nổi tiếng trong nên được hậu thế gọi làhoàng đế phong lưu. Ông không chỉ có tam cung lục viện với hàng ngàn hàng vạn mỹ nhân, mà trong 6 lần đi tuần thú Giang Nam đã kịp để lại bao nhiêu truyền thuyết trong nhân gian về sự đa tình. Thậm chí, đến gần cuối đời, truyền kỳ về mối tình với nàng Hương phi cũng đủ khiến hậu thế phải thán phục.
Tục ngữ có câu: "Rượu là thuốc độc của gan, phong lưu, háo sắc là con dao sắc cắt gân, cưa xương con người”. Điều này muốn nói rằng, nếu một người quá phong lưu, háo sắc sẽ hại đến tuổi thọ. Nhưng điều kỳ lạ tại sao một ông hoàng phong lưu nổi tiếng như Càn Long lại có thể trường thọ đến thế?
Người đầu tiên mà Càn Long hết mực yêu thương chính là người vợ tào khang Phú Sát Thị. Tuy tình cảm giữa hai người luôn mặn nồng, thắm thiết keo sơn nhưng Càn Long vẫn lén lút tư thông với em dâu của vợ khiến hoàng hậu ôm mối hận đến lúc chết vẫn không tha thứ cho ông. Đến năm thứ 15 Càn Long, ông sắc phong quý phi Ô Lạt Na Nạp Thị làm hoàng hậu mới. Trong chuyến đi Giang Nam có cả hoàng hậu đi cùng, ông vẫn tiếp tục giở thói phong lưu với các ả kĩ nữ bên sông Tần Hoài khiến tân hoàng hậu ấm ức, tức giận, và tự tay cắt hết tóc trên đầu để phản đối. Không lâu sau, vị hoàng hậu này cũng khóc khô nước mắt và mệnh táng hoàng tuyền.
Ảnh minh họa.
Có thể bạn quan tâm
Đương thời, trong hậu cung của Càn Long còn một sủng phi là Lệnh Phi. Khi tình cảm của Càn Long và Ô Lạt Nạp Thị hoàng hậu còn hòa thuận, Lệnh phi vô tình trở thành kẻ thứ ba. Lệnh phi vốn là một mỹ nhân ở Giang Nam, tên Ngụy Giai Thị, kém Càn Long 16 tuổi. Điều quan trọng nhất, Lệnh phi vốn là người thông minh, lanh lợi, lại rất hiểu đạo nghĩa . Đối với việc phong lưu, đa tình của Càn Long nàng luôn dùng phương châm “mắt nhắm mắt mở” làm ngơ, khiến cho Càn Long tha hồ tự do, thoải mái. Chính vì thế, không lâu sau nàng được phong là Lệnh quý phi.
Lệnh phi – tức Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu Ngụy thị là con gái của Nội quản Ngụy Thanh Thái, tên thật là Ngụy Tiểu Ngọc.
Gia tộc của bà vốn xuất thân từ Hán tộc, cũng là "bao y". Sau khi nhập tộc Mãn Châu, gia tộc Ngụy thị được đổi thành Ngụy Giai thị.
Theo sử sách thì bà rất xinh đẹp, không những cầm kì thi họa, mà còn rất hiểu biết. Bà là một trong những phi tần được Càn Long sủng ái nhất, coi là tri kỉ bên mình.
Ngụy thị sinh vào năm Ung Chính thứ 5 (1727), tới năm 1745 mới vào cung làm Quý nhân. Tháng 11 năm Càn Long thứ 10 được phong làm "Lệnh tần".
Tiếp đó vào năm Càn Long thứ 30, Ngụy thị lại được tấn phong làm "Hoàng Quý phi".
Lệnh phi nương nương giống như một bức tranh thủy mạc, đẹp sâu lắng mà cũng thật yên bình.
Là một phi tần bên cạnh vua, bà rất hiểu vua, hiểu những gì vua nghĩ, hiểu được khoảng lặng nhất bên trong vị vua đầy vẻ oai phong, lẫm liệt kia.
Lệnh hoàng quý phi xuất thân từ Hán tộc Ngụy thị. Năm 1745, lúc đó Ngụy thị 18 tuổi thì nhập cung, được phong làm Ngụy Quý nhân, cùng năm đó được sắc phong làm Ngụy tần.
Năm 1766, hoàng hậu thứ hai của Hoàng đế Càn Long là Kế Hoàng hậu Ô Lạt Nạp Lạt thị qua đời.
Hoàng đế Càn Long không sắc phong cho một phi tần nào làm Hoàng hậu nữa, nhưng Ngụy Giai thị, với vai trò là phi tử có cấp bậc cao nhất, được giao quyền quản lí hậu cung và thực hiện nhiều bổn phận của Hoàng hậu.
Bà thường cùng hoàng đế Càn Long đi tuần du phía nam sông Dương Tử, Thái Sơn và Nhiệt Hà.
Sự sủng ái của Càn Long dành cho Lệnh Phi được thể hiện cao nhất ở điểm lập con trai của bà là Thập ngũ A Ca lên làm vua, chính là vua Gia Khánh sau này.
Bà mất vào ngày 29/1 năm Càn Long thứ 40 (1775), hưởng thọ 49 tuổi, thụy hiệu là Lệnh Ý Hoàng Quý phi.
Hoàng Quý phi Ngụy thị sinh được sáu người con. Hoàng tử Ngung Diễm (Hoàng đế Gia Khánh) là một trong số đó.
Tháng 9 năm Càn Long thứ 60, Ngung Diễm được sắc phong làm Hoàng thái tử. Tháng mười năm đó, Lệnh Ý Hoàng Quý phi Ngụy thị được truy phong là Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu.
Vậy mà, khi nàng mỹ nữ Hương Phi xứ Tân Cương xa xôi vào cung, Càn Long ngay lập tức bỏ quên Lệnh phi, quay sang Hương Phi. Thậm chí để chiều lòng mỹ nhân, Càn Long cho xây dựng các công trình của người Hồi ở trong cung, đón họ hàng thân thích của nàng vào thành. Thậm chí, ông còn thuê riêng đầu bếp người Hồi đến phục vụ các món ăn cho nàng.
Ngoài những mối tình sâu sâu nặng với các phi tần trong tam cung lục viện ra, ông còn rất nhiều mối tình nổi tiếng giữa chốn nhân gian. Mối tình nào cũng sâu đậm, tha thiết. Vậy mà, không hiểu saoông vẫn sống thọ đến 89 tuổi, cái tuổi mà cả ngay đến thời nay vẫn đầy người phải mơ ước, ngưỡng mộ.