Nhiều người biết tới điện Kính Thiên của Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long qua cặp rồng đá nguyên khối được coi là kiệt tác của nền mỹ thuật cổ Việt Nam, chầu hai bên lối lên thềm trước điện. Ít ai biết phía sau cung điện này còn một cặp rồng đá đẹp không kém.Cặp rồng này nằm ở hai bên của một lối lên xuống gồm 7 bậc đá. Quy mô của cặp rồng sau điện Kính Thiên nhỏ hơn và bậc đá cũng hẹp hơn nhiều so với bậc thềm chính ở phía trước.Theo các nhà nghiên cứu, cặp rồng "nhỏ" của điện Kính Thiên có niên đại từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17-18), cùng thời với cặp rồng "lớn", và mang một phong cách nghệ thuật tương tự.Cặp rồng này dài 3,4 mét (cặp rồng phía trước dài 5,3 mét), thân cũng uốn 7 khúc.Lưng rồng có hàng vây dựng lên như như những ngọn lửa. Chân rồng có 5 móng.Đầu rồng ngẩng lên cao, sừng dài có nhánh, bờm mượt lượn ra sau lưng.Mắt rồng tròn lồi, mũi lớn, miệng ngậm hạt ngọc.Điểm khác biệt lớn nhất trong tạo hình của cặp rồng nhỏ so với cặp rồng lớn là thân cặp rồng nhỏ có vẩy, còn thân cặp rồng lớn để trơn.Do biến thiên của thời cuộc, phần đuôi rồng đã bị vỡ, được phục chế bằng gạch và xi măng.Vị trí cặp rồng đá nhỏ không nằm thẳng với trục chính của điện Kính Thiên mà lệch về một bên. Có thể trong quá khứ từng có một cặp rồng tương tự nằm đối xứng ở phía bên kia, tạo thành hai lối đi phụ phía sau cung điện.Mặc dù có quy mô nhỏ hơn và ít được nhắc đến, cặp rồng đá phía sau điện Kính Thiên vẫn là hiện vật vô cùng quý giá, mang giá trị tiêu biểu, nổi bật của Hoàng thành Thăng Long.Tồn tại sau nửa thiên niên kỷ, cả hai cặp rồng đá của điện Kinh Thiên chính là biểu tượng cho vẻ đẹp tinh tế và sức sống mãnh liệt, trường tồn của văn hóa dân tộc Việt Nam trong dòng chảy lịch sử.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Nhiều người biết tới điện Kính Thiên của Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long qua cặp rồng đá nguyên khối được coi là kiệt tác của nền mỹ thuật cổ Việt Nam, chầu hai bên lối lên thềm trước điện. Ít ai biết phía sau cung điện này còn một cặp rồng đá đẹp không kém.
Cặp rồng này nằm ở hai bên của một lối lên xuống gồm 7 bậc đá. Quy mô của cặp rồng sau điện Kính Thiên nhỏ hơn và bậc đá cũng hẹp hơn nhiều so với bậc thềm chính ở phía trước.
Theo các nhà nghiên cứu, cặp rồng "nhỏ" của điện Kính Thiên có niên đại từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17-18), cùng thời với cặp rồng "lớn", và mang một phong cách nghệ thuật tương tự.
Cặp rồng này dài 3,4 mét (cặp rồng phía trước dài 5,3 mét), thân cũng uốn 7 khúc.
Lưng rồng có hàng vây dựng lên như như những ngọn lửa. Chân rồng có 5 móng.
Đầu rồng ngẩng lên cao, sừng dài có nhánh, bờm mượt lượn ra sau lưng.
Mắt rồng tròn lồi, mũi lớn, miệng ngậm hạt ngọc.
Điểm khác biệt lớn nhất trong tạo hình của cặp rồng nhỏ so với cặp rồng lớn là thân cặp rồng nhỏ có vẩy, còn thân cặp rồng lớn để trơn.
Do biến thiên của thời cuộc, phần đuôi rồng đã bị vỡ, được phục chế bằng gạch và xi măng.
Vị trí cặp rồng đá nhỏ không nằm thẳng với trục chính của điện Kính Thiên mà lệch về một bên. Có thể trong quá khứ từng có một cặp rồng tương tự nằm đối xứng ở phía bên kia, tạo thành hai lối đi phụ phía sau cung điện.
Mặc dù có quy mô nhỏ hơn và ít được nhắc đến, cặp rồng đá phía sau điện Kính Thiên vẫn là hiện vật vô cùng quý giá, mang giá trị tiêu biểu, nổi bật của Hoàng thành Thăng Long.
Tồn tại sau nửa thiên niên kỷ, cả hai cặp rồng đá của điện Kinh Thiên chính là biểu tượng cho vẻ đẹp tinh tế và sức sống mãnh liệt, trường tồn của văn hóa dân tộc Việt Nam trong dòng chảy lịch sử.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.