Những ngày qua, dư luận rúng động vụ việc Lê Trung Hiếu, SN 1980, ở Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, điều khiển ô tô Mercedes mang BKS 30F-154.78 va chạm với xe máy của 2 phụ nữ khi đi qua hầm Kim Liên khiến nạn cả 2 tử vong tại chỗ. Sau khi gây tai nạn chết người, Lê Trung Hiếu lái xe bỏ chạy nhưng nhanh chóng bị cảnh sát bắt giữ.
Theo thông tin từ cảnh sát, tài xế lái xe khi say xỉn. Vào thời điểm kiểm tra, nồng độ cồn đo được của Lê Trung Hiếu là 0,751 mg/l khí thở. Trước vụ việc này, dư luận lên án mạnh mẽ việc tài xế uống rượu bia gây tai chết người trọng đồng thời đề xuất tăng hình phạt đối lái xe.
Tài xế lái xe khi say rượu gây tai nạn giao thông nghiêm trọng như trường hợp trên không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn là vấn đề "nóng" dư luận ở nhiều nước trên thế giới. Giới chức trách các nước đã có những hình phạt nghiêm khắc để xử lý hành vi lái xư khi say rượu bia nhằm ngăn chặn và giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông xuống mức thấp nhất.
Điển hình là việc Nhật Bản áp dụng khung hình phạt nặng đối với lái xe say xỉn rượu bia khi tham gia giao thông. Cụ thể, nếu cảnh sát kiểm tra phát hiện tài xế có nồng độ cồn vượt ngưỡng 0,15mg/1 lít khí thở khi đang điều khiển ô tô thì có thể bị phạt đến 3 năm tù giam hoặc phải nộp số tiền phạt lên tới 500.000 yên Nhật (khoảng hơn 102 triệu đồng).
Tương tự như Nhật Bản, chính phủ Hàn Quốc phạt 3 năm tù giam nếu nồng độ cồn của tài xế vượt mức 0,05 mg/lít khí thở. Cùng với án phạt tù, tài xế say rượu còn nộp phạt 10 triệu won (khoảng 8.800 USD hay 206 triệu đồng).
|
Nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra do tài xế điều khiển xe trong tình trạng say rượu. Ảnh: AP. |
Trung Quốc, Đài Loan cũng áp dụng hình phạt tù đối với tái xe say rượu gây tai nạn chết người. Theo đó, lái xe có khả năng nhận mức án tối đa là chung thân hoặc tử hình.
Mỗi bang ở Mỹ cũng áp dụng mức phạt nghiêm khắc đối với hành vi say rượu khi lái xe gây tai nạn nghiệm trọng. Cụ thể, nếu bị kết luận là lái xe trong tình trạng say rượu thì lần đầu tiên vi phạm sẽ bị phạt 300 - 1.000 USD. Lái xe tái phạm hành vi say rượu lần thứ 2 thì số tiền phạt phải nộp là 15.000 USD trở lên cộng với phí thử nồng độ cồn trong máu 500 - 1.000 USD, phí kéo xe về nơi cất giữ 300-500 USD (kèm phí trông giữ, phí lấy xe ra), phí bảo hiểm tăng mạnh (thay vì 100 USD/tháng sẽ thành 300 - 500 USD/tháng).
Ngoài nộp tiền phạt, tài xế lái xe khi say rượu ở Mỹ còn phải tham gia các khóa học, kỳ thi nghiêm ngặt hay gắn gắn thiết bị kiểm soát nồng độ cồn vào xe trong một khoảng thời gian nhất định.
Video: Tài xế gây tai nạn ở hầm Kim Liên có nồng độ cồn cao (nguồn: VTC Now)
Chính quyền Singapore cũng áp dụng khung hình phạt nặng đối với tài xế say rượu gây tai nạn chết người. Cụ thể, lái xe trong tình trạng say rượu có nồng độ cồn trong máu 0,035 - 0,09% sẽ bị phạt 2.000 - 4.000 đô la Singapore và tạm ngưng giấy phép lái xe 1 - 3 năm. Trong trường hợp nồng độ cồn trong máu hơn 0,09% sẽ bị phạt 5.000 đô la Singapore và bị phạt tù từ 6 tháng - 3 năm.
Tại Colombia, tài xế lái xe trong tình trạng có nồng đồ cồn từ 20 - 39mg/1ml máu thì sẽ bị treo giấy phép lái xe trong 1 năm và phải nộp phạt 914 USD (khoảng hơn 20 triệu đồng) cũng như 20 giờ làm công việc phục vụ cộng đồng.
Trong trường hợp lái xe ở Colombia có nồng độ cồn vượt quá 150mg/100ml máu thì sẽ bị tịch thu bằng lái trong 10 năm và số tiền phạt lên đến 165 triệu đồng. Họ cũng nhận thêm án phạt lao động công ích 50 giờ đồng hồ. Nếu một người lái xe trong tình trạng say xỉn gây tai nạn, thương tích và tử vong cho người khác thì họ sẽ phải đối mặt với án tù từ 2, 5 - 18 năm.