Bài thuốc cường dương cổ nhất Trung Quốc
Dựa theo phát hiện và khai quật của các nhà khảo cổ Trung Quốc thì bài thuốc được cho là “Viagra thời cổ đại” đầu tiên lại vô cùng đơn giản, giống như cuộc sống của con người thời đó vậy.
Bài thuốc này được khắc trong những ngôi mộ đời Hán với cái tên “Dưỡng sinh phương” và thành phần dược liệu chủ yếu là chim sẻ non, gà con và trứng của hai loài này.
|
Ảnh minh họa. |
Các hoàng đế Trung Hoa xưa đều có nhiều phi tần với nghĩa vụ “ban ân mưa móc” để tạo dòng “thánh chủng”. Vì vậy, các đế vương từ thời cổ đại đều đã lo lắng không biết làm cách nào để lấy cái “yếu” của một nam chọi với cái “mạnh” của nhiều nữ. Có lẽ chính vì sự lo lắng đó, họ buộc phải nhờ tới bàn tay ma thuật của các bậc thầy về thuật ngự nữ (đại ý dùng âm bổ cho dương), xuân dược hay thuốc tráng dương.
Một trong những người được cho là “đế sư” tài giỏi về chuyện nâng cao đời sống phòng the của Hoàng đế Trung Hoa là Đại Thành Tử - nhân vật xuất hiện trong rất nhiều các truyền thuyết dân gian.
Theo truyền thuyết kể lại thì Đại Thành Tử là người thời nhà Hạ với vị vua đầu tiên là Hạ Vũ (thường được gọi là Đại Vũ). Vua Hạ Vũ nổi tiếng với việc chống lũ và xác lập chế độ cha truyền con nối ngai vàng để thành lập triều đại phong kiến đầu tiên của Trung Quốc.
Từ đây, các nhà sử học đánh giá việc chăm sóc sức khỏe đối với vị Hoàng đế này là vô cùng quan trọng. Nếu dựa theo các truyền thuyết truyền miệng của người dân Trung Hoa thì suy đoán của các nhà sử học cũng có những cơ sở nhất định.
Vì muốn xác lập dòng dõi uy quyền cho gia đình mình, sau khi lên ngôi, Hạ Vũ đã tích cực thu nạp thê thiếp để “sinh càng nhiều con càng tốt”. Nhà vua cũng tích cực tìm kiếm các bậc thầy trong thuật phòng trung để khả năng chăn gối và sinh sản của mình ngày một thêm mạnh mẽ.
Nói về “đế sư” Đại Thành Tử, dù chưa có tài liệu nào xác thực nhân vật này có tồn tại trong lịch sử hay không nhưng trong những câu chuyện về triều đại nhà Hạ và các bài thuốc được cho là “Viagra thời cổ đại” thì nhân vật này luôn xuất hiện.
Tương truyền, ông đã giới thiệu cho Hoàng đế những loại thực phẩm bồi bổ sức khỏe, chống lão hóa như bá tử nhân (nhân của hạt tùng), sữa bò… và đặc biệt là các bài thuốc bổ thận, tráng dương, giúp tăng cường tần suất giao hoan từ chim sẻ non, gà con và trứng chim, trứng gà…
Nhờ sự giúp đỡ của “đế sư”, Hạ Vũ trở thành một trong những vị vua khỏe mạnh nhất trong lịch sử với thời gian cai trị nhà Hạ lên tới 45 năm. Dựa theo những câu chuyện dân gian lưu truyền này, các nhà sử học cho rằng, bài thuốc của Đại Thành Tử tương ứng với bài thuốc “Dưỡng sinh phương” được khắc trong các di chỉ khai quật được từ khu mộ cổ đời Hán với nội dung.
“Vào mùa xuân, dùng chim sẻ non, gà con băm viên tráng chung với trứng chim, trứng gà, viên thành hoàn nhỏ, ăn nhiều rất tốt cho khả năng chăn gối của nam giới”. Như vậy, có thể suy đoán, đây chính là loại xuân dược lâu đời nhất khi xuất hiện ở triều đại phong kiến Trung Quốc đầu tiên.
Trong các thành phần của bài xuân dược cổ nhất trên thì chim sẻ đã được y học cổ truyền công nhận là một vị thuốc bổ thận, tráng dương hiệu quả. Theo các sách dược thiện cổ, chim sẻ nướng là một trong những món ngự dụng (món ăn của vua chúa) nhằm tăng cường chức năng sinh lý.
Đây chính là một trong những bí quyết giúp vị hoàng đế này giữ được sự minh mẫn, tráng kiện tới tận năm hơn 80 tuổi khi xung quanh lúc nào cũng có một dàn mỹ nữ.
Bí ẩn về “bài học vỡ lòng”
Theo các ghi chép của sử sách Trung Quốc, “bài học vỡ lòng” về chuyện giường chiếu giúp các đấng quân vương được tôi luyện kỹ năng lẫn kinh nghiệm ân ái. Thậm chí, có người còn sinh con đẻ cái với “thầy” – tức những phụ nữ có nhiệm vụ rèn giũa từng bước đi đầu đời cho hoàng đế. Khi còn làm thái tử, hoàng đế si đần Tư Mã Trung nhà Tây Tấn chính là người phải trải qua bài học này. Năm 13 tuổi, Tư Mã Trung được sắp xếp chuyện hôn nhân đại sự.
Trước khi chính thức thành thân, Tấn Vũ đế Tư Mã Viêm đã cho gọi tài nữ Tạ Cửu vào Đông cung để hướng dẫn đường đi nước bước cho thái tử. Khi Tạ Cửu rời khỏi Đông cung, nàng ta đã mang trong mình giọt máu rồng, về sau sinh cho hoàng thất một quý tử. Nhiều năm sau, Tư Mã Trung trông thấy một bé trai trong tẩm cung của phụ mẫu mình thì rất đỗi ngạc nhiên. Lúc này, Tấn Vũ đế mới tiết lộ, đứa trẻ này chính là kết quả của những ngày chung chăn chung gối giữa thái tử và Tạ Cửu tài nữ.
Tới triều Thanh, tục lệ này càng được áp dụng rộng rãi và trở nên quy củ. Trước khi hoàng đế tới tuổi thành thân, trong cung sẽ tổ chức một cuộc thanh tuyển gắt gao, nhằm lựa ra 8 cung nữ chín về tuổi và có phẩm mạo đoan chính để vua “lâm ngự”