Hé lộ thủ tục tâm linh khi đưa Anh Vũ về quê

Google News

Thi hài cố NS Anh Vũ đang được vận chuyển về Việt Nam bằng đường hàng không. Leon Vũ – người bạn thân 15 năm đã được gia đình Anh Vũ ủy nhiệm, lo liệu tất cả các thủ tục bên Mỹ, giờ đây còn đồng hành với Anh Vũ về quê hương.

1. Trên đường về VN, bạn thân phải gọi tên Anh Vũ khi đi qua ngã 3, ngã 4
Có 1 điều ít ai biết, ấy là việc Hồng Vân dặn dò Leon Vũ đi đâu nhớ gọi tên Anh Vũ đi theo, nhất là khi đi qua các ngã 3, ngã 4 hoặc lên máy bay. Lý do là bởi Hồng Vân sợ Anh Vũ sẽ lơ ngơ, đi lạc vì “Có thể Anh Vũ chưa biết mình đã từ giã cõi trần”.
Quả thực, chi tiết tâm linh này đã cho thấy sự chu đáo, yêu thương vô vàn của Hồng Vân dành cho Anh Vũ, đúng như lời của 1 phóng viên tại Mỹ khi kể lại câu chuyện này: “Ai nghĩ sao thì tùy nhưng những người yêu thương cũng thường gọi tên nhau khi nỗi đau mất mát quá lớn”.
2. Những điều kiêng kỵ trong đám tang
Người dự đám tang
Theo phong tục từ xưa đến nay, người dự đám tang chỉ mặc đồ đen trắng, tránh ăn mặc lố lăng, lòe loẹt, hở hang, không cười nói quá lớn, nô đùa gây ầm ĩ.
He lo thu tuc tam linh khi dua Anh Vu ve que
Ảnh minh họa. 
Người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em hoặc những ai bị chó dại cắn kiêng dự lễ khâm liệm, an táng và cải táng vì người ta cho rằng có thể bị nhiễm hơi lạnh từ thi thể người mất mà ốm bệnh. Những nhà có người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai sống gần nhà gia đình có tang thì phải đặt lò than đốt vỏ bưởi và bồ kết để trừ uế khí.
Kiêng để chó, mèo nhảy qua xác người chết
Khi thi hài chưa được đặt vào quan, người thân thường phải cử nhau coi giữ ngày đêm để tỏ lòng thương tiếc. Bên cạnh đó, việc coi giữ này nhằm tránh chó mèo nhảy qua xác người mất, tránh hiện tượng quỷ nhập tràng (tức là người chết bật dậy để bắt người).
Khi khâm liệm, tránh để nước mắt rơi xuống
Theo quan niệm dân gian, không để nước mắt rơi xuống khi khâm liệm, vì con cháu sẽ làm ăn khó khăn. Người chứng kiến dù thương xót người quá cố đến đâu cũng phải đứng xa một quãng để tránh nước mắt bị nhỏ vào thi hài.
Kiêng đi nhanh khi khiêng linh cữu
Dân gian cho rằng, thi hài người chết cần được nằm yên, không xê dịch cho nên khi khiêng linh cữu cần phải nhẹ nhàng, cẩn thận. Thậm chí, những người khiêng linh cữu phải cố tình đi thật chậm để thể hiện sự lưu luyến với người đã khuất.
Cấm kỵ sau khi hạ huyệt
Sau khi hạ huyệt người đã khuất, người đưa tang thường đi quanh mộ ba vòng, trên đường về kỵ quay đầu nhìn lại, để tránh linh hồn người đã khuất theo người sống về nhà.
( Bài viết chỉ mang tính tham khảo)
Theo Minh/Khỏe & Đẹp

>> xem thêm

Bình luận(0)