Nằm trong khuôn viên đền thờ vua Lê Thái Tổ thuộc xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn, Lai Châu, bia Lê Lợi là một hiện vật lịch sử đặc biệt về một sự kiện lớn của nước Đại Việt đầu thời Hậu Lê.Văn bia này ghi lại sự kiện lịch sử vua Lê Thái Tổ thân chinh chỉ huy các đạo quân dẹp phản loạn ở vùng Tây Bắc của đất nước. Đó là sự kiện năm 1431, tù trưởng Đèo Cát Hãn làm phản, liên kết với Kha Đốn - một kẻ phản nghịch ở Ai Lao (nước Lào) quấy nhiễu nơi biên ải, đánh chiếm vùng đất Mường Muỗi (Thuận Châu, Sơn La ngày nay).Vua Lê Thái Tổ đã phái Quốc Vương Tư Tề và Quan Tư Khấu Lê Sát đem quân tiến đánh. Sau đó đích thân vua thân chinh đem quân theo đường từ sông Hồng, rồi ngược sông Đà, bằng đường thủy và đường bộ, đánh tan quân phản nghịch Đèo Cát Hãn.Khi quân của nhà vua tiến đến sào huyệt của Đèo Cát Hãn, Kha Lại và Đèo Cát Hãn bỏ trốn, sau đó nhân dân bắt được Kha Lại và giết chết.Sau khi bình định vùng Tây Bắc, trên đường quay trở về qua địa phận xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn hiện nay, vua Lê Thái Tổ đã cho khắc vào vách đá bài văn bia để ghi nhớ sự kiện này, đồng thời răn dạy các tù trưởng cai quản nơi biên giới.Tấm bia đề nghị thời gian dựng là tháng Chạp năm Tân Hợi (1431), địa điểm là động Ngọc Hoa, có nội dung được dịch nghĩa như sau: “Nỗi lo di địch nơi biên cương đã có từ xưa, đời nhà Hán đã có bọn Hung Nô, đời nhà Đường thì rợ Đột Quyết, các rợ man ở vùng Mường Lễ nước Việt ta cũng vậy…”.“…Mới đây có chính sự nhà Trần, nhà Hồ suy yếu, bầy tôi ở nơi phên giậu trở nên ương ngạnh, Cát Hãn nhờn theo thói cũ không chịu thay đổi. Nay ta đem quân đi chinh phạt, thủy bộ cùng tiến, chỉ một trận đã dẹp yên được. Nhân đây làm một bài thơ khắc vào đá để răn các tù trưởng rợ man ngang ngạnh với giáo hóa sau này”.“Bọn giặc cuồng sao dám tránh sự trừng phạt/ Dân biên thùy từ lâu mong ta đến cứu sống/ Kẻ bầy tôi làm phản từ xưa vẫn có/ Đất đai hiểm trở từ nay không còn/ Tiếng gió thổi hạc kêu làm cho quân giặc run sợ/ Sông núi từ nay nhập vào bản đồ/ Đề thơ khắc vào núi đá/ Trấn giữ phía Tây nước Việt ta”.Văn bia được khắc trên vách đá Pú Huổi Chỏ bên bờ Bắc sông Đà. Năm 2009, do xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, khu vực này nằm trong vùng ngập nước của lòng hồ thủy điện, bia được khoan cắt di dời, đến năm 2012, được đưa về bảo quản và phát huy giá trị ở vị trí hiện nay.Với những giá trị lịch sử văn hóa đặc sắc, bia đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1981 và là Bảo vật quốc gia từ năm 2018.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.
Nằm trong khuôn viên đền thờ vua Lê Thái Tổ thuộc xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn, Lai Châu, bia Lê Lợi là một hiện vật lịch sử đặc biệt về một sự kiện lớn của nước Đại Việt đầu thời Hậu Lê.
Văn bia này ghi lại sự kiện lịch sử vua Lê Thái Tổ thân chinh chỉ huy các đạo quân dẹp phản loạn ở vùng Tây Bắc của đất nước. Đó là sự kiện năm 1431, tù trưởng Đèo Cát Hãn làm phản, liên kết với Kha Đốn - một kẻ phản nghịch ở Ai Lao (nước Lào) quấy nhiễu nơi biên ải, đánh chiếm vùng đất Mường Muỗi (Thuận Châu, Sơn La ngày nay).
Vua Lê Thái Tổ đã phái Quốc Vương Tư Tề và Quan Tư Khấu Lê Sát đem quân tiến đánh. Sau đó đích thân vua thân chinh đem quân theo đường từ sông Hồng, rồi ngược sông Đà, bằng đường thủy và đường bộ, đánh tan quân phản nghịch Đèo Cát Hãn.
Khi quân của nhà vua tiến đến sào huyệt của Đèo Cát Hãn, Kha Lại và Đèo Cát Hãn bỏ trốn, sau đó nhân dân bắt được Kha Lại và giết chết.
Sau khi bình định vùng Tây Bắc, trên đường quay trở về qua địa phận xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn hiện nay, vua Lê Thái Tổ đã cho khắc vào vách đá bài văn bia để ghi nhớ sự kiện này, đồng thời răn dạy các tù trưởng cai quản nơi biên giới.
Tấm bia đề nghị thời gian dựng là tháng Chạp năm Tân Hợi (1431), địa điểm là động Ngọc Hoa, có nội dung được dịch nghĩa như sau: “Nỗi lo di địch nơi biên cương đã có từ xưa, đời nhà Hán đã có bọn Hung Nô, đời nhà Đường thì rợ Đột Quyết, các rợ man ở vùng Mường Lễ nước Việt ta cũng vậy…”.
“…Mới đây có chính sự nhà Trần, nhà Hồ suy yếu, bầy tôi ở nơi phên giậu trở nên ương ngạnh, Cát Hãn nhờn theo thói cũ không chịu thay đổi. Nay ta đem quân đi chinh phạt, thủy bộ cùng tiến, chỉ một trận đã dẹp yên được. Nhân đây làm một bài thơ khắc vào đá để răn các tù trưởng rợ man ngang ngạnh với giáo hóa sau này”.
“Bọn giặc cuồng sao dám tránh sự trừng phạt/ Dân biên thùy từ lâu mong ta đến cứu sống/ Kẻ bầy tôi làm phản từ xưa vẫn có/ Đất đai hiểm trở từ nay không còn/ Tiếng gió thổi hạc kêu làm cho quân giặc run sợ/ Sông núi từ nay nhập vào bản đồ/ Đề thơ khắc vào núi đá/ Trấn giữ phía Tây nước Việt ta”.
Văn bia được khắc trên vách đá Pú Huổi Chỏ bên bờ Bắc sông Đà. Năm 2009, do xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, khu vực này nằm trong vùng ngập nước của lòng hồ thủy điện, bia được khoan cắt di dời, đến năm 2012, được đưa về bảo quản và phát huy giá trị ở vị trí hiện nay.
Với những giá trị lịch sử văn hóa đặc sắc, bia đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1981 và là Bảo vật quốc gia từ năm 2018.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.