Bảo vật nào thời Càn Long được định giá hơn 600 tỷ đồng?

Google News

Bảo vật này thuộc hàng đồ sứ cao cấp nhất thời nhà Thanh, là đồ vật chuyên dùng cho hoàng đế.

Bảo vật hiếm có này là chiếc bát họa tiết chim én vào thời hoàng đế Càn Long. Đây cũng chính là một trong số những hiện vật sẽ được đấu giá vào ngày 8/4 sắp tới, nhân kỷ niệm 50 năm thành lập của hãng đấu giá Sotheby's của Anh tại Hong Kong (Trung Quốc).

Bao vat nao thoi Can Long duoc dinh gia hon 600 ty dong?

 

Vào năm 2006, chiếc bát sứ có sự kết hợp hài hòa của cả thơ ca, thư tháp và hội họa này đã được một doanh nhân người Hong Kong tên là Trương Vĩnh Trân mua với giá là 151 triệu HKD (tương đương với 19,3 triệu USD), lập kỷ lục là đồ gốm sứ thời nhà Thanh đắt giá nhất. Đồng thời đây cũng là tác phẩm nghệ thuật châu Á đắt nhất vào thời điểm đó.

17 năm sau, chủ nhân của bảo vật này đã quyết định bán đấu giá tại Sotheby's Hong Kong. Chiếc bát được kỳ vọng là sẽ giúp lấy lại vị trí đồ gồm sứ Trung Quốc đắt giá nhất.

Chiếc bát cổ từng nằm trong bộ sưu tập của nhiều quý tộc châu Âu, Mỹ. Trước khi về tới tay của doanh nhân Trương Vĩnh Trân, bảo vật này từng nằm trong bộ sưu tập của anh trai bà là Trương Tông Hiến.

Chiếc bát được bán đấu giá và các chuyên gia cũng đưa ra nhận định rằng chiếc bát cổ được bán với giá hơn 200 triệu HKD (khoảng 25,5 triệu USD, hơn 600 tỷ đồng).

Chiếc bát độc đáo thời hoàng đế Càn Long

Theo các chuyên gia, chiếc bát cổ thời hoàng đế Càn Long (1735 – 1796) có họa tiết hoa hạnh, chim én và cây liễu, mang thông điệp về mùa xuân rực rỡ, vạn vật có đôi. Ngoài ra, mặt còn lại của chiếc bát sứ còn có hai câu thơ: "Ngọc tiễn xuyên hoa quá, nghê thường đới nguyệt quy" (tạm dịch là:Chim én bay xuyên hoa, xiêm y của tiên nữ đưa trăng về).

Bao vat nao thoi Can Long duoc dinh gia hon 600 ty dong?-Hinh-2

 

"Ngọc tiễn" để chỉ đuôi của con chim én, làm biểu tượng về hình ảnh chim én bay. Trong khi đó câu "Nghê thường đới nguyệt quy" được cho là xuất phát từ một điển cố thời nhà Đường. Cụ thể, sau khi được đạo sĩ giúp đỡ, du ngoạn cung Trăng vào ngày 15/8 âm lịch, khi trở về nhân gian, hoàng đế Đường Huyền Tông đã sáng tác điệu nhạc và và vũ đạo gọi là Nghê thường vũ y khúc.

Chiếc bát cổ này áp dụng kỹ thuật Pháp lang thái (phủ men kết hợp kỹ thuật của Trung Quốc và phương Tây) và thuộc hàng đồ sứ cao cấp nhất vào thời nhà Thanh. Kỹ thuật Pháp lang thái bắt nguồn từ thời Khang Hi. Đây là bảo vật chuyên dùng cho hoàng đế và thành viên của hoàng thất chiêm ngưỡng. Do chi phí chế tác cao và sản lượng ít nên ngay cả những vị quan đại thần cũng hiếm khi được ban thưởng.

Bao vat nao thoi Can Long duoc dinh gia hon 600 ty dong?-Hinh-3

 

Hơn nữa, không giống như hầu hết các đồ gốm khác vào thời kỳ đó, việc sản xuất đồ sứ theo kỹ thuật Pháp lang thái thường có quy mô nhỏ và chịu sự giám sát chặt chẽ của hoàng đế.

Cho đến nay, hầu hết đồ sứ Pháp lang thái chủ yếu được lưu giữ trong các bào tàng lớn, nên số lượng tư nhân sở hữu các bảo vật này chỉ đến trên đầu ngón tay.

Trước đó, vào tháng 4/2018, một chiếc bát được làm cho hoàng đế Khang Hi, đã được bán với giá hơn 30 triệu USD, trở thành một trong những đồ sứ được bán đấu giá cao nhất. Chiếc bát sử dụng men nền màu hồng, có đường kính 14,7 cm, có hoa thủy tiên vàng, được một nhóm thợ thủ công ở một xưởng sản xuất gốm sứ trong Tử Cấm Thành chế tác rất tinh xảo. Chiếc bát này được hoàng đế Khang Hi sử dụng vào đầu thế kỷ XVIII.

Bao vat nao thoi Can Long duoc dinh gia hon 600 ty dong?-Hinh-4

 

Vào cuối triều đại của hoàng đế Khang Hi, các loại men ở phương Tây bắt đầu được sử dụng trên đồ gốm sứ một cách phức tạp hơn.

Thông thường lò gồm của triều đình nhà Thanh đặt ở Cảnh Đức Trấn, thuộc tỉnh Giang Tây. Tuy nhiên, với riêng đồ Pháp lang thái, phần thân sứ trắng được làm ở Cảnh Đức Trấn, và sau đó vận chuyển tới Tử Cấm Thành để cho hoàng đế quyết định hoa văn và màu sắc. Sau khi được hoàng đế phê duyệt, họa sĩ trong cung sẽ dùng men Pháp lang thái để vẽ lên thân sứ và cuối cùng đem nung chúng ở nhiệt độ thấp.

Sau khi được nung, đồ sứ sẽ có màu trong và bóng sáng. Ngoài ra, việc kết hợp giữa màu sắc đậm và nhạt làm cho các họa tiết ở trên đồ vật càng trở nên sống động.

Theo Minh Hằng/Thể thao văn hóa

>> xem thêm

Bình luận(0)