Dưới thời phong kiến, hoàng đế Trung Quốc là người đàn ông quyền lực và giàu có bậc nhất đất nước. Những đồ ăn, thức uống, trang phục... dành cho nhà vua đều là những thứ tốt nhất, thậm chí là độc nhất vô nhị.Trong số này, long bào là trang phục chỉ dành riêng cho nhà vua. Nó thể hiện quyền uy và vị thế độc tôn của người đứng đầu đất nước. Hoàng đế thường mặc long bào trong các buổi thượng triều và các buổi lễ chúc mừng các sự kiện quan trọng.Long bào của hoàng đế được thêu 9 con rồng. Trong đó, 2 rồng ở 2 vai, một con ở sau lưng, một con trước ngực áo, một con rồng ở phần tà áo và 4 con còn lại thêu ở phần dưới cùng của long bào.Để hoàn thành một bộ long bào, hàng chục thợ thêu có tay nghề cao làm việc liên tục trong khoảng 2 - 3 năm.Những loại chỉ tốt nhất được dùng để may long bào cho nhà vua. Thậm chí, thợ thêu sử dụng chỉ làm từ vàng thật để may góp phần tạo nên trang phục thể hiện uy quyền của bậc cửu ngũ chí tôn.Do là trang phục chỉ dành cho vua nên bất cứ người nào cả gan tự may hoặc mặc trộm long bào đều bị xử tội nặng, thậm chí phải trả giá bằng tính mạng.Những trang phục mà Hoàng đế triều Thanh thường mặc, không phải tất cả đều được gọi là long bào. Chỉ có những bộ quần áo được vua mặc vào buổi lễ chúc mừng long trọng và buổi thượng triều mới có cái tên như vậy. Còn những bộ đồ mặc khi ra ngoài đi săn hay đi vi hành, thị sát sẽ được gọi làhành phục; đồ mặc khi dự lễ long trọng, tiếp khách nước ngoài thì gọi là triều phục.Phàm là những vị vua có đức tính tiết kiệm thì một bộ long bào có thể được họ mặc đi mặc lại đến mấy năm.Tuy nhiên, Hoàng đế Càn Long yêu cầu rất nhiều áo bào. Thế nhưng, một trường hợp ngoại lệ có thể mặc long bào của nhà vua mà không bị xử tội. Đó là một thị vệ thân cận của hoàng đế được giao nhiệm vụ thử trang phục cho vua.Hoàng đế bận trăm công nghìn việc không có nhiều thời gian thử quần áo nên một thị vệ có vóc dáng tương đương vua được chọn để thử long bào và những trang phục khác.Đây là một vinh dự to lớn đối với thị vệ. Do đó, họ phải duy trì vóc dáng cơ thể sao cho trùng khớp với nhà vua. Khi hoàng đế tăng cân hoặc gầy đi thì người thị vệ cũng phải thay đổi vóc dáng theo.Như vậy, thị vệ đó trở thành người duy nhất được mặc long bào. Thậm chí, họ còn vinh dự khi là người mặc trước cả nhà vua mà không bị xử tội như những người khác.>>>Xem thêm video: Kiến trúc sư bí ẩn người Việt phía sau Tử Cấm Thành.
Dưới thời phong kiến, hoàng đế Trung Quốc là người đàn ông quyền lực và giàu có bậc nhất đất nước. Những đồ ăn, thức uống, trang phục... dành cho nhà vua đều là những thứ tốt nhất, thậm chí là độc nhất vô nhị.
Trong số này, long bào là trang phục chỉ dành riêng cho nhà vua. Nó thể hiện quyền uy và vị thế độc tôn của người đứng đầu đất nước. Hoàng đế thường mặc long bào trong các buổi thượng triều và các buổi lễ chúc mừng các sự kiện quan trọng.
Long bào của hoàng đế được thêu 9 con rồng. Trong đó, 2 rồng ở 2 vai, một con ở sau lưng, một con trước ngực áo, một con rồng ở phần tà áo và 4 con còn lại thêu ở phần dưới cùng của long bào.
Để hoàn thành một bộ long bào, hàng chục thợ thêu có tay nghề cao làm việc liên tục trong khoảng 2 - 3 năm.
Những loại chỉ tốt nhất được dùng để may long bào cho nhà vua. Thậm chí, thợ thêu sử dụng chỉ làm từ vàng thật để may góp phần tạo nên trang phục thể hiện uy quyền của bậc cửu ngũ chí tôn.
Do là trang phục chỉ dành cho vua nên bất cứ người nào cả gan tự may hoặc mặc trộm long bào đều bị xử tội nặng, thậm chí phải trả giá bằng tính mạng.
Những trang phục mà Hoàng đế triều Thanh thường mặc, không phải tất cả đều được gọi là long bào. Chỉ có những bộ quần áo được vua mặc vào buổi lễ chúc mừng long trọng và buổi thượng triều mới có cái tên như vậy. Còn những bộ đồ mặc khi ra ngoài đi săn hay đi vi hành, thị sát sẽ được gọi làhành phục; đồ mặc khi dự lễ long trọng, tiếp khách nước ngoài thì gọi là triều phục.
Phàm là những vị vua có đức tính tiết kiệm thì một bộ long bào có thể được họ mặc đi mặc lại đến mấy năm.
Tuy nhiên, Hoàng đế Càn Long yêu cầu rất nhiều áo bào. Thế nhưng, một trường hợp ngoại lệ có thể mặc long bào của nhà vua mà không bị xử tội. Đó là một thị vệ thân cận của hoàng đế được giao nhiệm vụ thử trang phục cho vua.
Hoàng đế bận trăm công nghìn việc không có nhiều thời gian thử quần áo nên một thị vệ có vóc dáng tương đương vua được chọn để thử long bào và những trang phục khác.
Đây là một vinh dự to lớn đối với thị vệ. Do đó, họ phải duy trì vóc dáng cơ thể sao cho trùng khớp với nhà vua. Khi hoàng đế tăng cân hoặc gầy đi thì người thị vệ cũng phải thay đổi vóc dáng theo.
Như vậy, thị vệ đó trở thành người duy nhất được mặc long bào. Thậm chí, họ còn vinh dự khi là người mặc trước cả nhà vua mà không bị xử tội như những người khác.
>>>Xem thêm video: Kiến trúc sư bí ẩn người Việt phía sau Tử Cấm Thành.