Tào Tháo cùng với Lưu Bị và Tôn Quyền tạo nên thế chân vạc thời Tam quốc. Là một trong những thế lực mạnh thời bấy giờ, Tào Tháo lắm mưu nhiều kế, đa nghi nhưng rất giỏi nhìn người và biết cách chiêu mộ, trọng dụng nhân tài. Vì vậy, với chiến lược phò tá Thiên tử hiệu lệnh chư hầu, Tào Tháo đã thu hút được vô số văn nhân, võ tướng về đầu quân cho mình. Nhờ đó, ông từng bước trở thành nhân vật có sức ảnh hưởng lớn.Trong số các võ tướng làm việc dưới trướng, Tào Tháo đánh giá cao 3 người và cho rằng họ khó có thể thay thế. Người đầu tiên là Văn Sính. Võ tướng này ban đầu ở dưới trướng Lưu Biểu. Lưu Bị từng có thời gian nương nhờ Lưu Biểu nên Văn Sính biết khá rõ ông.Thế nhưng, sau khi Lưu Biểu chết, Tào Tháo dẫn quân đánh Kinh Châu, Văn Sính quyết định đầu hàng Tào Ngụy. Theo đó, mãnh tướng này đầu quân cho Tào Tháo thay vì Lưu Bị.Kể từ khi đầu quân cho Tào Tháo, Văn Sính chứng tỏ bản thân là một tướng tài, nhiều lần đánh lui cuộc tấn công của Quan Vũ. Mãnh tướng của Tào Tháo làm nên tên tuổi khi thiêu rụi được một số chiến thuyền của Quan Vũ hay đánh bại quân của Tôn Quyền trong trận chiến ở Hạ Giang.Sau đó, được Tào Tháo tin tưởng, Văn Sính được giao trấn giữ Giang Hạ. Trong suốt mấy chục năm, mãnh tướng này không làm Tào Tháo thất vọng khi không để quân Đông Ngô đánh chiếm được nơi này.Vị tướng tiếp theo được Tào Tháo đánh giá cao và đánh giá không thể thay thế là Mãn Sủng. Ban đầu, Mãn Sủng được giao cai quản Hứa Xương, chịu trách nhiệm quản lý, giám sát việc thực thi luật pháp.Mọi việc thay đổi sau khi Tào Tháo thua lớn trong trận Xích Bích, rút về Nghiệp Thành. Mãn Sủng dấn thân sang lĩnh vực quân sự, được giao trấn giữ thành Đương Dương ở tiền tuyến. Vị tướng này từng bước chứng minh có tài năng quân sự khi góp phần góp quân Tào Ngụy nhiều lần đánh lui lực lượng của Quan Vũ. Do đó, ông được Tào Tháo giao cho nhiệm vụ trấn giữ vùng biên cương tiếp giáp với Đông Ngô.Trong trận Hợp Phì năm 234, Mãn Sủng là người nghĩ ra kế tẩm dầu vào cành cây, lợi dụng gió để thiêu rụi xe công thành khiến quân Đông Ngô chịu tổn thất lớn và phải tháo chạy.Người thứ ba được Tào Tháo coi trọng là Điền Dự. Ông từng chiến đấu cùng với Lưu Bị nhưng về sao tạm rời chiến trường để về quê chăm sóc mẹ già, làm tròn chữ hiếu.Về sau, Điền Dự làm việc dưới trướng Công Tôn Toản. Sau khi Công Tôn Toản bị Viên Thiệu đánh bại và tự sát, Điền Dự quyết định đầu quân cho Tào Tháo và được giao nhiệm vụ trấn thủ biên cương, chống lại người Hồ.Trong suốt nhiều năm, Điền Dự lập được nhiều chiến công giúp vùng biên ải phía Bắc của Tào Ngụy an toàn. Ông là một trong số ít võ tướng được 4 đời họ Tào là: Tào Tháo, Tào Phi, Tào Duệ, Tào Phương trọng dụng, tin tưởng giao cho nhiệm vụ quan trọng. (*Ảnh trong bài mang tính minh họa).Mời độc giả xem video: Khai quật mộ Tào Tháo, bất ngờ thân phận 2 phụ nữ chôn cùng.
Tào Tháo cùng với Lưu Bị và Tôn Quyền tạo nên thế chân vạc thời Tam quốc. Là một trong những thế lực mạnh thời bấy giờ, Tào Tháo lắm mưu nhiều kế, đa nghi nhưng rất giỏi nhìn người và biết cách chiêu mộ, trọng dụng nhân tài. Vì vậy, với chiến lược phò tá Thiên tử hiệu lệnh chư hầu, Tào Tháo đã thu hút được vô số văn nhân, võ tướng về đầu quân cho mình. Nhờ đó, ông từng bước trở thành nhân vật có sức ảnh hưởng lớn.
Trong số các võ tướng làm việc dưới trướng, Tào Tháo đánh giá cao 3 người và cho rằng họ khó có thể thay thế. Người đầu tiên là Văn Sính. Võ tướng này ban đầu ở dưới trướng Lưu Biểu. Lưu Bị từng có thời gian nương nhờ Lưu Biểu nên Văn Sính biết khá rõ ông.
Thế nhưng, sau khi Lưu Biểu chết, Tào Tháo dẫn quân đánh Kinh Châu, Văn Sính quyết định đầu hàng Tào Ngụy. Theo đó, mãnh tướng này đầu quân cho Tào Tháo thay vì Lưu Bị.
Kể từ khi đầu quân cho Tào Tháo, Văn Sính chứng tỏ bản thân là một tướng tài, nhiều lần đánh lui cuộc tấn công của Quan Vũ. Mãnh tướng của Tào Tháo làm nên tên tuổi khi thiêu rụi được một số chiến thuyền của Quan Vũ hay đánh bại quân của Tôn Quyền trong trận chiến ở Hạ Giang.
Sau đó, được Tào Tháo tin tưởng, Văn Sính được giao trấn giữ Giang Hạ. Trong suốt mấy chục năm, mãnh tướng này không làm Tào Tháo thất vọng khi không để quân Đông Ngô đánh chiếm được nơi này.
Vị tướng tiếp theo được Tào Tháo đánh giá cao và đánh giá không thể thay thế là Mãn Sủng. Ban đầu, Mãn Sủng được giao cai quản Hứa Xương, chịu trách nhiệm quản lý, giám sát việc thực thi luật pháp.
Mọi việc thay đổi sau khi Tào Tháo thua lớn trong trận Xích Bích, rút về Nghiệp Thành. Mãn Sủng dấn thân sang lĩnh vực quân sự, được giao trấn giữ thành Đương Dương ở tiền tuyến. Vị tướng này từng bước chứng minh có tài năng quân sự khi góp phần góp quân Tào Ngụy nhiều lần đánh lui lực lượng của Quan Vũ. Do đó, ông được Tào Tháo giao cho nhiệm vụ trấn giữ vùng biên cương tiếp giáp với Đông Ngô.
Trong trận Hợp Phì năm 234, Mãn Sủng là người nghĩ ra kế tẩm dầu vào cành cây, lợi dụng gió để thiêu rụi xe công thành khiến quân Đông Ngô chịu tổn thất lớn và phải tháo chạy.
Người thứ ba được Tào Tháo coi trọng là Điền Dự. Ông từng chiến đấu cùng với Lưu Bị nhưng về sao tạm rời chiến trường để về quê chăm sóc mẹ già, làm tròn chữ hiếu.
Về sau, Điền Dự làm việc dưới trướng Công Tôn Toản. Sau khi Công Tôn Toản bị Viên Thiệu đánh bại và tự sát, Điền Dự quyết định đầu quân cho Tào Tháo và được giao nhiệm vụ trấn thủ biên cương, chống lại người Hồ.
Trong suốt nhiều năm, Điền Dự lập được nhiều chiến công giúp vùng biên ải phía Bắc của Tào Ngụy an toàn. Ông là một trong số ít võ tướng được 4 đời họ Tào là: Tào Tháo, Tào Phi, Tào Duệ, Tào Phương trọng dụng, tin tưởng giao cho nhiệm vụ quan trọng. (*Ảnh trong bài mang tính minh họa).
Mời độc giả xem video: Khai quật mộ Tào Tháo, bất ngờ thân phận 2 phụ nữ chôn cùng.