Tào Tháo là một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn đến tình hình Trung Quốc cuối thời Đông Hán và thời Tam quốc. Là người đa nghi, gian xảo, quỷ kế đa đoan, ông đã dùng chiêu bài "phò tá thiên tử hiệu lệnh chư hầu" để lần lượt gây dựng thế lực nhằm thực hiện tham vọng bá chủ thiên hạ.Do đó, nhiều người cho rằng Tào Tháo là đệ nhất gian hùng Tam quốc. Thế nhưng, một số nhà nghiên cứu nhận định có một người xếp trên Tào Tháo về sự gian xảo, mưu mô và nhiều thủ đoạn. Người đó là Tư Mã Ý.Tư Mã Ý là con trai thứ hai của Tư Mã Phòng. Từ khi còn trẻ, Tư Mã Ý đã nổi tiếng thông minh, học rộng hiểu sâu, có tài thao lược. Biết Tư Mã Ý là người có tài nên Tào Tháo muốn chiêu mộ về dưới trướng của mình.Thế nhưng, Tư Mã Ý không muốn đầu quân cho Tào Tháo nên đã giả bệnh. Do lúc đó, Tào Tháo đang dồn toàn lực để đánh Viên Thiệu nên tạm thời không để tâm việc của Tư Mã Ý.Đến năm 208, Tào Tháo đánh bại lực lượng của Viên Thiệu và trở thành người có ảnh hưởng lớn ở vùng phương Bắc rộng lớn. Lúc này, ông đã ra lệnh cho Tư Mã Ý ra làm quan nếu không tuân lệnh thì sẽ bị xử tội.Lúc này, Tư Mã Ý mới chịu làm việc dưới trướng Tào Tháo. Là người đa nghi, rất giỏi nhìn người, Tào Tháo luôn cảnh giác đề phòng Tư Mã Ý nên chỉ giao cho ông chức quan không quá cao.Để không trở thành cái gai trong mắt Tào Tháo, Tư Mã Ý luôn hành động cẩn trọng, thể hiện lòng trung thành và tài năng đúng mực. Đặc biệt, Tư Mã Ý rất giỏi ẩn nhẫn, che giấu tâm cơ và âm thầm chuẩn bị mọi thứ để con cháu sau này lật đổ nhà Tào Ngụy. Nhờ hành động khôn khéo nên Tư Mã Ý không bị Tào Tháo tiêu diệt.Dù vậy, trước khi qua đời, Tào Tháo căn dặn con trai Tào Phi nên cẩn thận khi dùng Tư Mã Ý. Thế nhưng, sau khi Tào Tháo mất năm 220, Tào Phi kế vị và trọng dụng Tư Mã Ý. Với sự thông minh, khôn khéo, Tư Mã Ý lấy được lòng tin của Tào Phi, từng bước trở thành đại thần trong triều.Sau khi Tào Phi mất, những hoàng đế tiếp theo của nhà Tào Ngụy cũng không cảnh giác đề phòng Tư Mã Ý, nghe theo lời dạy của Tào Tháo. Nhờ vậy, Tư Mã Ý ngày càng xây dựng được thế lực lớn.Ẩn nhẫn chờ thời suốt 4 đời Tào gia, Tư Mã Ý mới bộc lộ dã tâm tranh quyền đoạt vị khi gây ra biến lăng Cao Bình. Sự kiện này khiến hoàng đế nhà Ngụy chỉ còn là vị vua bù nhìn. Nhờ Tư Mã Ý dọn đường, cháu nội của ông là Tư Mã Viêm soán ngôi nhà Ngụy, lập ra nhà Tấn. Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Khai quật mộ Tào Tháo, bất ngờ thân phận 2 phụ nữ chôn cùng.
Tào Tháo là một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn đến tình hình Trung Quốc cuối thời Đông Hán và thời Tam quốc. Là người đa nghi, gian xảo, quỷ kế đa đoan, ông đã dùng chiêu bài "phò tá thiên tử hiệu lệnh chư hầu" để lần lượt gây dựng thế lực nhằm thực hiện tham vọng bá chủ thiên hạ.
Do đó, nhiều người cho rằng Tào Tháo là đệ nhất gian hùng Tam quốc. Thế nhưng, một số nhà nghiên cứu nhận định có một người xếp trên Tào Tháo về sự gian xảo, mưu mô và nhiều thủ đoạn. Người đó là Tư Mã Ý.
Tư Mã Ý là con trai thứ hai của Tư Mã Phòng. Từ khi còn trẻ, Tư Mã Ý đã nổi tiếng thông minh, học rộng hiểu sâu, có tài thao lược. Biết Tư Mã Ý là người có tài nên Tào Tháo muốn chiêu mộ về dưới trướng của mình.
Thế nhưng, Tư Mã Ý không muốn đầu quân cho Tào Tháo nên đã giả bệnh. Do lúc đó, Tào Tháo đang dồn toàn lực để đánh Viên Thiệu nên tạm thời không để tâm việc của Tư Mã Ý.
Đến năm 208, Tào Tháo đánh bại lực lượng của Viên Thiệu và trở thành người có ảnh hưởng lớn ở vùng phương Bắc rộng lớn. Lúc này, ông đã ra lệnh cho Tư Mã Ý ra làm quan nếu không tuân lệnh thì sẽ bị xử tội.
Lúc này, Tư Mã Ý mới chịu làm việc dưới trướng Tào Tháo. Là người đa nghi, rất giỏi nhìn người, Tào Tháo luôn cảnh giác đề phòng Tư Mã Ý nên chỉ giao cho ông chức quan không quá cao.
Để không trở thành cái gai trong mắt Tào Tháo, Tư Mã Ý luôn hành động cẩn trọng, thể hiện lòng trung thành và tài năng đúng mực. Đặc biệt, Tư Mã Ý rất giỏi ẩn nhẫn, che giấu tâm cơ và âm thầm chuẩn bị mọi thứ để con cháu sau này lật đổ nhà Tào Ngụy. Nhờ hành động khôn khéo nên Tư Mã Ý không bị Tào Tháo tiêu diệt.
Dù vậy, trước khi qua đời, Tào Tháo căn dặn con trai Tào Phi nên cẩn thận khi dùng Tư Mã Ý. Thế nhưng, sau khi Tào Tháo mất năm 220, Tào Phi kế vị và trọng dụng Tư Mã Ý. Với sự thông minh, khôn khéo, Tư Mã Ý lấy được lòng tin của Tào Phi, từng bước trở thành đại thần trong triều.
Sau khi Tào Phi mất, những hoàng đế tiếp theo của nhà Tào Ngụy cũng không cảnh giác đề phòng Tư Mã Ý, nghe theo lời dạy của Tào Tháo. Nhờ vậy, Tư Mã Ý ngày càng xây dựng được thế lực lớn.
Ẩn nhẫn chờ thời suốt 4 đời Tào gia, Tư Mã Ý mới bộc lộ dã tâm tranh quyền đoạt vị khi gây ra biến lăng Cao Bình. Sự kiện này khiến hoàng đế nhà Ngụy chỉ còn là vị vua bù nhìn. Nhờ Tư Mã Ý dọn đường, cháu nội của ông là Tư Mã Viêm soán ngôi nhà Ngụy, lập ra nhà Tấn. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Khai quật mộ Tào Tháo, bất ngờ thân phận 2 phụ nữ chôn cùng.