Vào thời Tam quốc, Tào Tháo, Tôn Quyền và Lưu Bị tạo nên thế chân vạc. Theo đó, Tào Tháo trở thành nhân vật có sức ảnh hưởng lớn và ôm tham vọng thống nhất thiên hạ.Để đạt được tham vọng bá chủ thiên hạ, Tào Tháo đã chiêu mộ thành công nhiều văn nhân, võ tướng tài năng. Họ đã dốc sức phò tá, cống hiến tài năng giúp Tào Tháo từng bước bành trướng ảnh hưởng, mở rộng quyền lực.Trong số những nhân tài được Tào Tháo tin tưởng, trọng dụng có võ tướng Điển Vi. Theo các ghi chép, Điển Vi (? - 197) là người Kỷ Ngô, quận Trần Lưu. Mãnh tướng dưới trướng Tào Tháo được mô tả có diện mạo khôi ngô, dũng mãnh hơn người và hết mực trung thành với quân chủ.Điển Vi có võ nghệ cao cường, lập được nhiều chiến công. Trong số này, vào năm 194, Tào Tháo rơi vào vòng vây kẻ địch, bị Hách Manh, Tào Tính, Thành Liêm đem quân chặn tứ phía khi giao chiến với lực lượng của Lữ Bố ở Duyện Châu.Trong tình huống nguy hiểm đó, Điển Vi cưỡi ngựa, cầm song kích xông lên đánh địch để bảo vệ Tào Tháo. Võ tướng này tiêu diệt được nhiều kẻ địch. Sau khi đánh quân địch tan tác, Điển Vi đã hộ giá cùng mọi người yểm trợ, đưa Tào Tháo thoát khỏi vòng vây.Trên đường rút lui, Điển Vi "mở đường máu" quyết chí bảo vệ Tào Tháo khi quân sĩ của Lữ Bố truy đuổi gắt gao. Nhờ đó, Tào Tháo thoát được hiểm nguy.Những hành động của Điển Vi khiến Tào Tháo càng thêm tin tưởng, tự hào vì có được một vị tướng hết mực trung thành, dũng cảm, thiện chiến và thông minh.Tuy nhiên, vào năm 197, Điển Vi liều mạng bảo vệ Tào Tháo khi Trương Túc làm phản. Do đơn độc chiến đấu với quân địch hùng hậu nên dù võ nghệ cao cường đến mấy thì Điển Vi cũng không địch nổi. Cuối cùng, võ tướng này tử trận.Biết tin Điển Vi mất, Tào Tháo bật khóc, bày tỏ sự thương tiếc: "Ta mất một con trưởng và một cháu yêu, cũng không thương tiếc tới mức này, chỉ thương khóc Ðiển Vi mà thôi".Câu nói trên của Tào Tháo cho thấy ông coi trọng, đánh gia cao tài năng và phẩm chất của Điển Vi. Cái chết của võ tướng này khiến Tào Tháo đau xót hơn cả khi con cháu chết.Mời độc giả xem video: Khai quật mộ Tào Tháo, bất ngờ thân phận 2 phụ nữ chôn cùng.
Vào thời Tam quốc, Tào Tháo, Tôn Quyền và Lưu Bị tạo nên thế chân vạc. Theo đó, Tào Tháo trở thành nhân vật có sức ảnh hưởng lớn và ôm tham vọng thống nhất thiên hạ.
Để đạt được tham vọng bá chủ thiên hạ, Tào Tháo đã chiêu mộ thành công nhiều văn nhân, võ tướng tài năng. Họ đã dốc sức phò tá, cống hiến tài năng giúp Tào Tháo từng bước bành trướng ảnh hưởng, mở rộng quyền lực.
Trong số những nhân tài được Tào Tháo tin tưởng, trọng dụng có võ tướng Điển Vi. Theo các ghi chép, Điển Vi (? - 197) là người Kỷ Ngô, quận Trần Lưu. Mãnh tướng dưới trướng Tào Tháo được mô tả có diện mạo khôi ngô, dũng mãnh hơn người và hết mực trung thành với quân chủ.
Điển Vi có võ nghệ cao cường, lập được nhiều chiến công. Trong số này, vào năm 194, Tào Tháo rơi vào vòng vây kẻ địch, bị Hách Manh, Tào Tính, Thành Liêm đem quân chặn tứ phía khi giao chiến với lực lượng của Lữ Bố ở Duyện Châu.
Trong tình huống nguy hiểm đó, Điển Vi cưỡi ngựa, cầm song kích xông lên đánh địch để bảo vệ Tào Tháo. Võ tướng này tiêu diệt được nhiều kẻ địch. Sau khi đánh quân địch tan tác, Điển Vi đã hộ giá cùng mọi người yểm trợ, đưa Tào Tháo thoát khỏi vòng vây.
Trên đường rút lui, Điển Vi "mở đường máu" quyết chí bảo vệ Tào Tháo khi quân sĩ của Lữ Bố truy đuổi gắt gao. Nhờ đó, Tào Tháo thoát được hiểm nguy.
Những hành động của Điển Vi khiến Tào Tháo càng thêm tin tưởng, tự hào vì có được một vị tướng hết mực trung thành, dũng cảm, thiện chiến và thông minh.
Tuy nhiên, vào năm 197, Điển Vi liều mạng bảo vệ Tào Tháo khi Trương Túc làm phản. Do đơn độc chiến đấu với quân địch hùng hậu nên dù võ nghệ cao cường đến mấy thì Điển Vi cũng không địch nổi. Cuối cùng, võ tướng này tử trận.
Biết tin Điển Vi mất, Tào Tháo bật khóc, bày tỏ sự thương tiếc: "Ta mất một con trưởng và một cháu yêu, cũng không thương tiếc tới mức này, chỉ thương khóc Ðiển Vi mà thôi".
Câu nói trên của Tào Tháo cho thấy ông coi trọng, đánh gia cao tài năng và phẩm chất của Điển Vi. Cái chết của võ tướng này khiến Tào Tháo đau xót hơn cả khi con cháu chết.