Từ cổ chí kim, không có vị anh hùng nào là cô đơn cả, bắt đầu từ việc họ có chung chí lớn, cùng nhau uống rượu bàn về nhân sinh rồi sau đó “kết nghĩa vườn đào”, thậm chí sau nhiều tình bạn giữa các vị anh hùng còn trở thành một đoạn giai thoại được người người truyền nhau trên giang hồ.
Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không cũng cùng với 5 người “xưng huynh gọi đệ”, vậy những nhân vật này là ai mà lại khiến vị Đại Thánh tiếng tăm lừng lẫy cam tâm tình nguyện nhận làm đại ca?
Ngưu Ma Vương
Những người khán giả đã từng xem Tây Du Ký thì hẳn không còn lạ với nhân vật Ngưu Ma Vương. Trong truyền thuyết, Ngưu Ma Vương là một chiến thần siêu việt với ngoại hình to lớn, khỏe mạnh và vạm vỡ.
Ngoài ra, Ngưu Ma Vương cũng thông thạo 72 phép thần thông biến hóa, cộng thêm binh khí là một cây đinh ba bảo bối. Và đến kiếp nạn Hỏa Diệm Sơn trên đường đi thỉnh kinh, Ngưu Ma Vương và Tôn Ngộ Không đã có một cuộc chiến bất phân thắng bại, Đại Thánh phải bó tay trước vị “đại ca” quá mức lợi hại của mình.
Rõ ràng Ngưu Ma Vương đã kết bái huynh đệ với Tôn Ngộ Không nhưng tại sao lại trở thành nhân vật phản diện đem đến rắc rối lớn cho Đại Thánh? Tương truyền từ thời thượng cổ, thời kỳ tam giới vẫn còn hỗn loạn, yêu quái hoành hành ngang dọc nhưng sau đó tam giới được thống nhất, yêu quái tuy mạnh song cũng bị tiêu tán không ít lực lượng khiến chúng không dám ngang nhiên gây họa.
Ngưu Ma Vương lúc bấy giờ một mình hành tẩu giang hồ đã gặp và kết bái huynh đệ với Mỹ Hầu Vương. Khoảnh khắc kết nghĩa huynh đệ với Tôn Ngộ Không được xem như là thời khắc đặc biệt và vui vẻ nhất trong đời Ngưu Ma Vương.
Vì hai người đều là những nhân vật có tài, pháp lực mạnh, có chút ngạo mạn và rất “tâm đầu ý hợp”. Thế nhưng Tề Thiên Đại Thánh đại náo thiên cung, gây chấn động khắp tam giới, vào thời khắc quyết định đã bị Như Lai hàng phục còn Ngưu Ma Vương chạy xuống nhân gian, kể từ đó “mỗi người một ngả”.
Nhiều việc trên thế giới này đều như vậy, không có đúng sai, chỉ là mỗi người đưa ra lựa chọn khác nhau. Và Tôn Ngộ Không và Ngưu Ma Vương cũng vậy, con đường họ lựa chon là không giống nhau nên khi gặp lại đã trở thành người dưng.
Nhị Lang Thần
Triết lí “không ai hiểu bạn hơn kẻ thù của bạn” chính xác là để miêu tả mối quan hệ giữa Tôn Ngộ Không và Nhị Lang Thần Dương Tiễn.
Trong Tây Du Ký, Nhị Lang Thần và Tề Thiên Đại Thánh đã có đại chiến những trận long trời lở đất, dùng mưu trí, pháp bảo đến những phép biến hóa thần thông để định thắng thua. Nhưng lại chính trong các trận chiến sống còn thì lại dễ nảy sinh cảm giác đồng cảm nhất.
Triết lí “không ai hiểu bạn hơn kẻ thù của bạn” chính xác là để miêu tả mối quan hệ giữa Tôn Ngộ Không và Nhị Lang Thần Dương Tiễn.
Cả Dương Tiễn và Tôn Ngộ Không đều là những người đã từng đại náo thiên cung khiến thiên đình điêu đứng, tuy lý do khác nhau song Dương Tiễn cũng phần nào lí giải được tâm lí khi đại náo thiên cung của Đại Thánh. Bởi vì đều là anh hùng trong thiên hạ, mà những người có tài thì thường nhiều tật và có những suy nghĩ khác với người thường.
“Nhân tại giang hồ, thân bất do kỉ” ở đời có biết bao nhiêu chuyện mà bản thân chẳng thể làm chủ được nhưng có đi qua gập ghềnh mới hiểu được bình phẳng.
Chẳng thế mà khi được Đường Tăng giải cứu khỏi Ngũ Hành Sơn, lấy lại được tự do, khi gặp lại Nhị Lang Thần Tôn Ngộ không đã gọi “đại ca”. Tiếng “đai ca” này giống như một sự tôn trọng với đối thủ cũng như sự thông thấu đạo lý biết “quay đầu”của Tề Thiên Đại Thánh.
Xích Khao Mã Hầu
Luận về nguồn gốc của Tôn Ngộ Không, ta đều biết đây là một con khỉ sinh ra từ một viên đã tiên hấp thụ linh khí của trời đất. Tuy nhiên, ở kiếp nạn phải đối mặt với Lục Nhĩ Mĩ Hầu – người đóng giả Tôn Ngộ Không giống y như đúc còn lập một đoàn đi thỉnh kinh mới, đây được coi là một trong những kiếp nạn đáng sợ nhất đối với 4 thầy trò Đường Tăng.
Sự xuất hiện của nhân vật nguy hiểm này cũng làm sáng tỏ sự thật không chỉ có Tôn Ngộ Không là con khỉ duy nhất được sinh ra từ Nữ Oa mà còn còn có Lục Nhĩ Hầu, Xích Khao Mã Hầu và Thông Túy Viên Hầu.
Tổng cộng có 4 con khỉ đá trong đó Tôn Ngộ Không là Linh Minh Thạch Đầu sinh cuối cùng và là em út trong số 4 khỉ đá.
Xích Khao Mã Hầu là con khỉ được sinh ra đầu tiên, tinh phách chứa Xích Khao Mã Hầu nhờ được hạ phàm gần cửa Phật nên khi hình thành đã sớm được quy y chính đạo. Và Xích Khao Mã Hầu vì sớm đắc đạo nên được coi như người anh cả khai sáng trong giai đoạn sơ khai của Tôn Ngộ Không.
Trấn Nguyên Tử Đại Tiên
Trấn Nguyên Tử là một trong ba vị đại tiên của Địa Liệt Tam Tôn, ngài được xem như là ông tổ của dòng địa tiên tức các vị tiên đã tu hành, đạt được quả vị nhưng ngụ ở mặt đất chứ không lên trời. Với thân thế như vậy, Trấn Nguyên Tử là một vị chân nhân đạo gia có đạo hạnh thâm sâu, địa vị không nhỏ.
Vậy thì, tại sao Trấn Nguyên Tử đại tiên lại đồng ý kết bái huynh đệ với Tôn Ngộ Không người có tu vi và đạo hạnh kém hơn mình rất nhiều?
Khi Tôn Ngộ Không làm đổ cây nhân sâm nghìn năm của Trấn Nguyên đại tiên đã khiến vị địa tiên này tức giận, bắt trói 4 thầy trò Đường Tăng lại để dăn dạy họ một bài học. Vị địa tiên này đã nói rằng: “Ta biết chuyện của ngươi, biêt bản lĩnh của ngươi. Nếu con khỉ nhà ngươi cứu sống cây nhân sâm của ta, ta xin kết bái anh em với ngươi.”
Anh tiều phu
Nếu nhắc đến người hiểu nội tâm cũng như suy nghĩ của Tôn Ngộ Không nhất không ai khác đó chính là Bồ Đề Tổ Sư. Nhưng trên đường đi tìm nơi ở của Bồ Đề Tổ Sư để học đạo thì Tôn Ngộ Không đã nhận một người nữa làm đại ca của mình.
Tiều phu thực ra chính là Hậu Nghệ - được mệnh danh là thần tiễn trên thiên đình song muốn cải trang xuống hạ giới vi hành và học hỏi thêm. Tình cờ gặp được Tôn Ngộ Không đang tìm đường vào Linh Sơn nên Hậu Nghệ đã chỉ đường giúp Tôn Ngộ Không nhanh chóng vào được nơi ở của Bồ Đề Tổ Sư.
Còn có giả thuyết cho rằng Hậu Nghệ chính là đại đệ tử của Bồ Để Tổ Sư mà Tôn Ngộ Không sau đó cũng bái Bồ Đề Tổ Sư làm ân sư của mình nên Hậu Nghệ và Tôn Ngộ Không chính là huynh đệ đồng môn, Hậu Nghệ được xem như là đại ca của Đại Thánh.