Lê Thiết Cương là một người chơi đồ cổ tinh tế và giàu có. Không gian chứa đựng đồ cổ của anh mang vẻ đẹp và sự bình yên khác thường. Ngôi nhà 5 tầng của anh ở 39A Lý Quốc Sư (Hà Nội) với mặt bằng 155m2 chạy dài 5 tầng nhà tường vàng, cửa gỗ xanh mang phong cách kiến trúc Pháp, nội thất có hồn cốt phương Đông. Toàn bộ tầng 1 của căn nhà được dành để treo tranh của Lê Thiết Cương cũng như những món đồ gỗ, đồ gốm cổ anh sở hữu. Các tượng cổ trong nhà Lê Thiết Cương.
Những chiếc bình gốm hoa nâu thời Trần tuyệt đẹp được xếp ngay ngắn trên kệ tường với tấm biển ghi rõ "Not for Sale" (Không bán), chỉ để bày cho người xem chiêm ngưỡng. Một chiếc trường kỷ khảm trai làm từ gỗ trắc rất quý có từ thế kỷ 19. Tọa lạc ngay mặt phố của trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, nhưng căn nhà của họa sĩ Nguyễn Thị Hiền vẫn giữ được sự yên bình làm mềm lòng bất cứ ai ghé thăm. Bà là một "trùm" đồ cổ với nhiều hiện vật có giá trị quý hiếm. Căn nhà như bảo tàng bởi vô vàn những hiện vật lớn nhỏ được lưu giữ.
Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền không sưu tầm theo chủ đề, mà bất cứ cái gì cổ cũng đều được bà mua về với mục đích lưu giữ nhiều hơn là sưu tầm theo sở thích. Có cả hiện vật thời nhà Lê, nhà Lý, nhà Mạc với niên đại 500 – 600 năm, cho đến những báu vật của thời tiền sử cách đây 3.500 năm. Phần lớn ngôi nhà, trừ góc bếp nhỏ, còn lại bất cứ nơi đâu cũng được tận dụng tối đa để kê đồ cổ. Họa sĩ Thành Chương là một người đàn ông đã "bán linh hồn" cho kiến trúc cổ. Ông xây Việt phủ như một niềm vinh dự của cá nhân trong việc bảo tồn nét văn hóa Việt. Việt Phủ Thành Chương đang sở hữu và trưng ra một bộ sưu tập tư nhân đồ sộ, phong phú, đa dạng và có giá trị về nhiều phương diện. Ngựa đá cổ trong Việt phủ của Thành Chương.
Cây thế, cây cổ thụ và những loại cây cỏ thân quen của miền đất Bắc Bộ cũng lập thành sưu tập sống của Việt Phủ. Hiểu rõ và giải mã được những đặc tính và vẻ đẹp riêng biệt của từng loài cây cỏ là cách mà Thành Chương làm nên vẻ đẹp đầy sức sống của cơ ngơi. Tùng Dương đã sắp đặt cho ngôi nhà của mình ở Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) với sắc thái cổ quái như chính tính cách "quái" trong nghệ thuật của anh. Ngôi nhà có diện tích 100m2 được thiết kế hợp lý và gây ấn tượng bởi những món đồ nội thất bằng gỗ, mây tre và gốm sứ. Là một người trẻ nhưng Tùng Dương sớm mê sưu tập và trang trí nhiều món đồ độc đáo, thể hiện gu thẩm mỹ cá tính của anh. Căn nhà mang hơi thở “thiền” của Quang Dũng cũng như dòng nhạc anh vẫn hát, chậm và lắng nhưng rất dễ đi vào lòng người. Quang Dũng rất thích sưu tầm đồ cổ, chính vì thế không gian sống của anh cũng được trưng bày những món đồ cổ và nội thất gỗ với kiểu dáng đơn giản. Những bức tượng Phật là những kỷ niệm khó quên của anh trong những chuyến lưu diễn ở nước ngoài.
Thú vui sưu tập tiền cổ của ca sĩ Quang Dũng.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Nhiều sao Việt gặp sự cố cháy nổ trên phim trường
Sao Việt "tuyên bố" bùng nổ trong năm 2013
Sao Việt đẹp "sắc" nhờ trang điểm mắt mèo
Sao Việt ngậm ngùi đợi...cưới?
Thú chơi khác người của con rể chúa đảo Tuần Châu
Sao Việt nào diện áo dài đẹp nhất Tết Nguyên Đán?
Mercedes Benz C-Class phát sáng nhờ... bộ tứ sao Việt
Sao Việt đẹp dịu dàng với sắc xanh
BÀI ĐANG ĐỌC NHIỀU
Gặp lại “bụi cỏ” Thanh Tùng
Hiệp Gà trải lòng về "bạn gái sắp thành... vợ 3"
Tình đẹp của những nghệ sĩ già thích "gặm cỏ non"
Lê Thiết Cương là một người chơi đồ cổ tinh tế và giàu có. Không gian chứa đựng đồ cổ của anh mang vẻ đẹp và sự bình yên khác thường.
Ngôi nhà 5 tầng của anh ở 39A Lý Quốc Sư (Hà Nội) với mặt bằng 155m2 chạy dài 5 tầng nhà tường vàng, cửa gỗ xanh mang phong cách kiến trúc Pháp, nội thất có hồn cốt phương Đông.
Toàn bộ tầng 1 của căn nhà được dành để treo tranh của Lê Thiết Cương cũng như những món đồ gỗ, đồ gốm cổ anh sở hữu.
Các tượng cổ trong nhà Lê Thiết Cương.
Những chiếc bình gốm hoa nâu thời Trần tuyệt đẹp được xếp ngay ngắn trên kệ tường với tấm biển ghi rõ "Not for Sale" (Không bán), chỉ để bày cho người xem chiêm ngưỡng.
Một chiếc trường kỷ khảm trai làm từ gỗ trắc rất quý có từ thế kỷ 19.
Tọa lạc ngay mặt phố của trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, nhưng căn nhà của họa sĩ Nguyễn Thị Hiền vẫn giữ được sự yên bình làm mềm lòng bất cứ ai ghé thăm. Bà là một "trùm" đồ cổ với nhiều hiện vật có giá trị quý hiếm.
Căn nhà như bảo tàng bởi vô vàn những hiện vật lớn nhỏ được lưu giữ.
Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền không sưu tầm theo chủ đề, mà bất cứ cái gì cổ cũng đều được bà mua về với mục đích lưu giữ nhiều hơn là sưu tầm theo sở thích.
Có cả hiện vật thời nhà Lê, nhà Lý, nhà Mạc với niên đại 500 – 600 năm, cho đến những báu vật của thời tiền sử cách đây 3.500 năm.
Phần lớn ngôi nhà, trừ góc bếp nhỏ, còn lại bất cứ nơi đâu cũng được tận dụng tối đa để kê đồ cổ.
Họa sĩ Thành Chương là một người đàn ông đã "bán linh hồn" cho kiến trúc cổ. Ông xây Việt phủ như một niềm vinh dự của cá nhân trong việc bảo tồn nét văn hóa Việt.
Việt Phủ Thành Chương đang sở hữu và trưng ra một bộ sưu tập tư nhân đồ sộ, phong phú, đa dạng và có giá trị về nhiều phương diện.
Ngựa đá cổ trong Việt phủ của Thành Chương.
Cây thế, cây cổ thụ và những loại cây cỏ thân quen của miền đất Bắc Bộ cũng lập thành sưu tập sống của Việt Phủ. Hiểu rõ và giải mã được những đặc tính và vẻ đẹp riêng biệt của từng loài cây cỏ là cách mà Thành Chương làm nên vẻ đẹp đầy sức sống của cơ ngơi.
Tùng Dương đã sắp đặt cho ngôi nhà của mình ở Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) với sắc thái cổ quái như chính tính cách "quái" trong nghệ thuật của anh.
Ngôi nhà có diện tích 100m2 được thiết kế hợp lý và gây ấn tượng bởi những món đồ nội thất bằng gỗ, mây tre và gốm sứ. Là một người trẻ nhưng Tùng Dương sớm mê sưu tập và trang trí nhiều món đồ độc đáo, thể hiện gu thẩm mỹ cá tính của anh.
Căn nhà mang hơi thở “thiền” của Quang Dũng cũng như dòng nhạc anh vẫn hát, chậm và lắng nhưng rất dễ đi vào lòng người.
Quang Dũng rất thích sưu tầm đồ cổ, chính vì thế không gian sống của anh cũng được trưng bày những món đồ cổ và nội thất gỗ với kiểu dáng đơn giản.
Những bức tượng Phật là những kỷ niệm khó quên của anh trong những chuyến lưu diễn ở nước ngoài.