Căn nhà nhỏ của trung tâm văn hoá doanh nhân tại ngõ 319 Tam Trinh, quận Hoàng Mai (Hà Nội), nơi nhà văn Lê Lựu đang sống nhờ ở đợ trong nhiều năm qua. Đây cũng là nơi ông làm việc.
Bên trong có một chiếc tủ, một giá sách, bàn làm việc và một chiếc giường ngủ cùng hệ thống tay vịn tập đi dọc căn phòng. Nhà văn cho biết, từ khoảng 2006, ông trở thành bệnh nhân thường xuyên của Viện quân y 108.
Đồ đạc lộn xộn, bị phủ bụi vì ông chẳng còn tâm trí đâu mà bày biện. Nhà văn Lê Lựu kể, bị tất cả 14 căn bệnh hoành hành, nào là tiểu đường, bệnh tim, bệnh gout, phổi, tụy, thận, tiền liệt tuyến…. Khoảng 8 rưỡi sáng, nhà văn nằm trên giường để bác sĩ riêng chữa trị, nắn bóp chân tay. "Mỗi ngày phải có người xoa bóp không thì hai cái chân nó dính lấy nhau, không đi lại được”, ông nói. Khi cần đi lại, ông loạng choạng từ giường đứng lên rồi bám lấy chiếc tay vịn được thiết kế riêng trong phòng mình. Lê Lựu chữa cả Tây y, Đông y lẫn Nam y. Mỗi ngày ông uống sáu, bảy đợt thuốc, mỗi đợt lại uống hai loại cho các thứ bệnh khác nhau. Ông vẫn làm việc tuy nhiên thời gian này ông không viết văn. Từ năm 2010 đến nay, ông xuất bản 3 cuốn sách - "Thời loạn", "Ở quê ngày ấy" và "Gã dở hơi". Vừa qua đợt tai biến nên ông không viết sách, chỉ thi thoảng ngồi dậy cầm bút ghi chép một đôi điều.
Lê Lựu từng có hai đời vợ, tất cả đều đã chia tay và đều để lại trong ông những nỗi oán giận đến bây giờ. Lê Lựu cứ ví bà vợ đầu của mình với cô Tuyết - người vợ đầu của anh cu Sài trong tác phẩm "Thời xa vắng" nổi tiếng ông viết năm 1986.
Hai năm trước, ông từng ôm mặt khóc rưng rức, kể chuyện bị người vợ sau và con cái phụ tình. Họ sẵn sàng ký vào đơn từ bỏ ông, chỉ để có quyền bán ngôi nhà chung 50 m2 Lý Nam Đế mà ông xem như là kỷ niệm.
Một trong những bữa cơm hàng ngày mà người giám đốc trung tâm văn hoá doanh nhân ngồi ăn một mình do nhân viên nấu. Ông lập cập gắp từng thứ bỏ vào miệng mà ánh mắt ẩn chứa đầy sự cay đắng. Thức ăn không quá đạm bạc với cá kho, rau sống chấm nước sốt và bát canh nóng.
Ông bảo, ngoài 70 tuổi, 14 thứ bệnh trên người, hai đời vợ, ba người con, nhưng giờ đây tất cả đều phải nhờ vào những người không phải là máu mủ. Lê Lựu còn tự hào khi trong đời viết văn của mình, ông từng là nhà văn đầu tiên của Việt Nam được mời sang Mỹ thời kỳ hậu chiến để “bắc nhịp cầu văn hóa”, vì vậy công danh cũng chẳng phải chuyện khiến ông đau đáu đến cuối đời.
Căn nhà nhỏ của trung tâm văn hoá doanh nhân tại ngõ 319 Tam Trinh, quận Hoàng Mai (Hà Nội), nơi nhà văn Lê Lựu đang sống nhờ ở đợ trong nhiều năm qua. Đây cũng là nơi ông làm việc.
Bên trong có một chiếc tủ, một giá sách, bàn làm việc và một chiếc giường ngủ cùng hệ thống tay vịn tập đi dọc căn phòng. Nhà văn cho biết, từ khoảng 2006, ông trở thành bệnh nhân thường xuyên của Viện quân y 108.
Đồ đạc lộn xộn, bị phủ bụi vì ông chẳng còn tâm trí đâu mà bày biện.
Nhà văn Lê Lựu kể, bị tất cả 14 căn bệnh hoành hành, nào là tiểu đường, bệnh tim, bệnh gout, phổi, tụy, thận, tiền liệt tuyến…. Khoảng 8 rưỡi sáng, nhà văn nằm trên giường để bác sĩ riêng chữa trị, nắn bóp chân tay. "Mỗi ngày phải có người xoa bóp không thì hai cái chân nó dính lấy nhau, không đi lại được”, ông nói. Khi cần đi lại, ông loạng choạng từ giường đứng lên rồi bám lấy chiếc tay vịn được thiết kế riêng trong phòng mình.
Lê Lựu chữa cả Tây y, Đông y lẫn Nam y. Mỗi ngày ông uống sáu, bảy đợt thuốc, mỗi đợt lại uống hai loại cho các thứ bệnh khác nhau.
Ông vẫn làm việc tuy nhiên thời gian này ông không viết văn. Từ năm 2010 đến nay, ông xuất bản 3 cuốn sách - "Thời loạn", "Ở quê ngày ấy" và "Gã dở hơi". Vừa qua đợt tai biến nên ông không viết sách, chỉ thi thoảng ngồi dậy cầm bút ghi chép một đôi điều.
Lê Lựu từng có hai đời vợ, tất cả đều đã chia tay và đều để lại trong ông những nỗi oán giận đến bây giờ. Lê Lựu cứ ví bà vợ đầu của mình với cô Tuyết - người vợ đầu của anh cu Sài trong tác phẩm "Thời xa vắng" nổi tiếng ông viết năm 1986.
Hai năm trước, ông từng ôm mặt khóc rưng rức, kể chuyện bị người vợ sau và con cái phụ tình. Họ sẵn sàng ký vào đơn từ bỏ ông, chỉ để có quyền bán ngôi nhà chung 50 m2 Lý Nam Đế mà ông xem như là kỷ niệm.
Một trong những bữa cơm hàng ngày mà người giám đốc trung tâm văn hoá doanh nhân ngồi ăn một mình do nhân viên nấu. Ông lập cập gắp từng thứ bỏ vào miệng mà ánh mắt ẩn chứa đầy sự cay đắng. Thức ăn không quá đạm bạc với cá kho, rau sống chấm nước sốt và bát canh nóng.
Ông bảo, ngoài 70 tuổi, 14 thứ bệnh trên người, hai đời vợ, ba người con, nhưng giờ đây tất cả đều phải nhờ vào những người không phải là máu mủ. Lê Lựu còn tự hào khi trong đời viết văn của mình, ông từng là nhà văn đầu tiên của Việt Nam được mời sang Mỹ thời kỳ hậu chiến để “bắc nhịp cầu văn hóa”, vì vậy công danh cũng chẳng phải chuyện khiến ông đau đáu đến cuối đời.