Trong phim Tây Du Ký, dựa theo cấp bậc của Đạo gia, Thiên Bồng Nguyên Soái (Trư Bát Giới) giữ địa vị rất cao, là thủ lĩnh của Tứ Thánh Bắc Cực, dưới trướng còn có vài chục mãnh tướng.
Nắm Thiên Hà (Hệ ngân hà), tương đương với chức Tổng tư lệnh Hải quân của Thiên Cung, chỉ huy 8 vạn thuỷ binh, thực lực ngang ngửa Na Tra Thái tử.
|
Thiên Bồng Nguyên Soái lẫy lừng. |
Trong bữa tiệc lớn ở Thiên đình, hội tụ đủ các chức sắc, Trư Bát Giới đã bị mê hoặc khi lần đầu tiên nhìn thấy Hằng Nga.
Cùng với men say của rượu, Bát Giới đã tán tỉnh Hằng Nga, không những thế Thiên Bồng Nguyên Soái còn tới phủ của Hằng Nga để trêu ghẹo nàng.
Quá tức giận, Hằng Nga đã tâu với Ngọc Hoàng, Ngọc Hoàng tức giận đày Thiên Bồng Nguyên Soái xuống hạ giới.
Trong lúc say, xuống cửa trần đầu thai, Thiên Bồng Nguyên Soái vì say rượu nên đã ngã nhầm vào cửa lợn, hóa kiếp thành con lợn ở dương gian.
Quan Thế Âm Bồ Tát đặt tên cho Thiên Bồng Nguyên Soái là Trư Ngộ Năng triết tự là: Chữ "Trư" nghĩa là lợn, tượng trưng cho dục vọng của người tu luyện; còn chữ "Năng" nghĩa là tài năng, bản lĩnh và khả năng.
Trư Ngộ Năng có nghĩa là "con lợn (tái sinh) ngộ ra khả năng của mình" để ám chỉ việc Bát Giới luôn tự đánh giá mình quá cao mà quên mất mình mang một hình hài kinh khủng.
Dù bị Ngọc Hoàng đày xuống hạ giới, đầu thai kiếp lợn, tu luyện thành tinh nhưng Bát Giới vẫn chứng nào tật nấy.
Bát Giới hóa thân thành một người giúp việc, ăn khỏe làm khỏe và được gia đình họ Cao hết mực quý mến, đồng ý gả cho con gái là tiểu nữ Cao Thuý Lan.
Trư Bát Giới say mê Cao Thúy Lan đến mức chấp nhận làm mọi thứ ở Cao gia trang, chỉ để lấy được người đẹp.
Nếu với Hằng Nga là sự ái mộ thì với Cao Thuý Lan, Bát Giới thật sự rất yêu thương nàng, chăm chút, khiến cho "thân nàng mình mặc áo gấm tay đeo xuyến vàng, bốn mùa có hoa quả hưởng dụng, tám tiết thừa rau dưa nấu nướng...".
|
Đây chính là người con gái khiến Trư Bát Giới si mê - tiểu thư nhà họ Cao, Cao Thuý Lan. |
Tuy nhiên trong ngày đại hỷ, Bát Giới quá chén và vô tình hiện nguyên hình khiến Cao lão gia sợ hãi, Cao Thuý Lan đòi huỷ hôn.
Tức giận, Bát Giới đã bắt cóc Thúy Lan, nhốt nàng vào tòa hậu lâu của gia đình cô.
Tôn Ngộ Không và Đường Tăng đi qua, nghe chuyện, Tôn Ngộ Không liền giả thành Cao Thuý Lan để trừng trị Trư Bát Giới.
Vốn là Đại Tướng quân Thiên Giới, Lão Trư thuộc dạng cực kỳ thâm hậu, thậm chí 36 phép Thiên Cang của Bát Giới còn nguy hiểm hơn cả 72 phép Địa Sát của đại sư huynh Tôn Ngộ Không.
Thế nhưng, cuối cùng, Trư Bát Giới chịu khuất phục, một lòng theo Đường Tăng bảo vệ thầy sang Tây Trúc thỉnh kinh.
Dù theo sư phụ Đường Tăng đi thỉnh kinh nhưng lòng Trư Bát Giới vẫn nặng trĩu chuyện vợ con, Bát Giới dặn bố mẹ vợ rằng: "Bố mẹ trông nom nhà con cẩn thận, hễ lấy không được kinh, con lại hoàn tục về nhà làm ăn như trước...".
|
"Bố mẹ trông nom nhà con cẩn thận, hễ lấy không được kinh, con lại hoàn tục về nhà làm ăn như trước...". |
Có lẽ chính vì lý do này mà mỗi khi Đường Tăng gặp nạn, Trư Bát Giới đều "thừa nước đục thả câu", chuyên bàn lùi và nằng nặc đòi về nhà.
Kỳ thực, bản tính của Trư Bát Giới hiền lành, chất phác. Lão Trư đại diện cho chữ Tình. Chữ Tình đại diện cho dục vọng, ham muốn của con người. Chính những ham muốn này cũng góp phần không nhỏ khiến cho con người ta ghét bỏ với cái Tâm (Tôn Ngộ Không).
Cũng bởi vậy nên Ngộ Không với Bát Giới cãi nhau rất thường xuyên, và Đường Tăng có phần cưng nựng Bát Giới hơn bởi suy cho cùng cho dù thiện lương hay đắc đạo đều thích nghe lời ngon tiếng ngọt.
Đặc biệt phải kể tới lần đánh Bạch Cốt Tinh, cũng tại Bát Giới ly gián, “bơm đểu” nên mới khiến cho Tam Tạng đuổi Ngộ Không. Lúc ấy cũng chính là lúc con người mất đi cái Tâm và bị cái Tình chiếm đi lý trí.
(còn nữa)
* Kiến Thức đã đặt lại tiêu đề bài viết.