Không ngờ ông trùm phim kiếm hiệp từng là thợ mỏ

Google News

Hiếm có vị đạo diễn dòng phim cổ trang nào lại nổi tiếng và tài năng đủ sức để vượt qua cái bóng của Trương Kỷ Trung.

Hôm 28.2, hàng loạt các trang tin lớn ở Trung Quốc đều đăng tải loạt ảnh đạo diễn Trương Kỷ Trung hẹn hò qua đêm ở nhà một cô gái trẻ. Theo Sina, người đẹp xuất hiện bên "ông trùm phim kiếm hiệp Trung Quốc" là nữ trợ lý Đỗ Tinh Lâm.
Khong ngo ong trum phim kiem hiep tung la tho mo
Đạo diễn Trương Kỷ Trung. 
Thông tin này khiến dư luận Trung Quốc xôn xao. Bởi Trương Kỷ Trung đã 65 tuổi và là người rất nổi tiếng, có ảnh hưởng nhiều đến các diễn viên, nhất là diễn viên phim cổ trang.
Ngay sau đó, đời tư của ông cũng được dân mạng tìm hiểu. Nhiều người bất ngờ, cuộc đời ông cũng nhiều sóng gió mà không phải ai cũng có thể chịu đựng được.
Trương Kỷ Trung sinh năm 1951 ở Bắc Kinh, nơi vừa mới rũ mình khỏi xiềng xích thực dân và nội chiến kéo dài nhờ thành công của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ (1946-1949). Thân phụ của Trương Kỷ Trung thời trẻ là một thương gia và từng có quãng thời gian quen thân với chính quyền Quốc Dân Đảng. Đây chính là lý do khiến ông không được công nhận và bị đánh trượt ở nhiều cuộc thi tại các trường học.
Vì quá thất vọng và chán nản, Trương Kỷ Trung rời Bắc Kinh, xin đi lao động tại khu mỏ than ở tỉnh Sơn Tây làm công nhân, trước khi được phân công làm giáo viên dạy lịch sử.
Khong ngo ong trum phim kiem hiep tung la tho mo-Hinh-2
Trương Kỷ Trung hiện là nhà sản xuất, đạo diễn hàng đầu tại Trung Quốc. 
Cuộc đời điện ảnh của Trương Kỷ Trung bắt đầu tiến tới bước ngoặt khi tài năng diễn xuất của ông được phát hiện và nuôi dưỡng. Bắt đầu từ đoàn văn công của công nhân khu mỏ, cho tới đoàn kịch nói Sơn Tây và sau này là Đài truyền hình Sơn Tây, Trương Kỷ Trung gặp và lọt vào mắt xanh của vị đạo diễn tài ba khi đó là Trương Thiệu Lâm trong bộ phim Dương gia tướng (1983).
Mối lương duyên giữa 2 người họ Trương từ đó trở thành điểm sáng của điện ảnh Trung Quốc. Dù cho thực sự với quá khứ của mình, Trương Kỷ Trung vẫn chưa được nhìn nhận một cách khách quan.
Năm 1992, hai người xin hợp tác với Đài truyền hình trung ương Trung Quốc quay bộ phim Tam Quốc Diễn Nghĩa. Dù ban đầu bị từ chối nhưng thành công xuất sắc của 13 tập phim lịch sử này đã đưa tên tuổi của Trương Kỷ Trung lên một tầm cao mới. Sau đó 2 năm, 2 ông tiếp tục ghi dấu sâu sắc khi sản xuất bộ phim Thủy hử phiên bản 1994.
Thành công ấy còn kéo dài cho tới mãi sau này, khi tên tuổi của Trương Kỷ Trung gắn liền với những tác phẩm điện ảnh kiếm hiệp với cốt truyện của Kim Dung. Phải kể đến những Tiếu ngạo giang hồ (2001), Anh hùng xạ điêu, Thiên long bát bộ Bộ (2003), Thần điêu hiệp lữ (2006), Lộc Đỉnh ký (2008) và Ỷ Thiên Đồ Long ký (2009).
Ông cũng chính là tác giả của bộ phim Tây Du Ký phiên bản 2009, phần phim có chất lượng cao tuy nhiên không được nhìn nhận khách quan khi sự thành công của phiên bản năm 1986 đã làm lu mờ tất cả.
Năm 2011, Trương Kỷ Trung tiếp tục lấy cuộc hành trình lấy kinh của thầy trò Đường Tam Tạng làm trung tâm để sản xuất phần phim Tây Dy Ký phiên bản 2011. Chính nhà sản xuất lần này cũng đảm nhận vai Thái thượng lão quân.
Năm 2000 được xem là năm khởi động cho nhiều tác phẩm kiếm hiệp của Kim Dung được Trương Kỷ Trung chuyển thể thành phim. Nhiều gương mặt diễn viên trẻ của Trung Quốc thời kỳ đó đã được hưởng lợi từ “cuộc chuyển mình” mang tính thời đại này của điện ảnh Hoa ngữ.
Trương Kỷ Trung có điểm đặc biệt, ông hiếm khi casting những người non kinh nghiệm diễn xuất, mà trực tiếp chọn đích danh những “trai xinh, gái đẹp” của làng diễn viên để giúp họ tỏa sáng hơn nữa.
Những mỹ nhân đã từng được vị đạo diễn này rèn giũa để vươn tầm sao hạng A phải kể đến như Lưu Diệc Phi (Tiểu Long Nữ trong Thần điêu đại hiệp), Lưu Đào (A Châu trong Thiên long bát bộ), Dương Mịch (Quách Tương trong Tân Thần điêu đại hiệp 2005) hay Trần Hảo (A Tử trong Thiên long bát bộ).
Kèm theo đó là những nhân vật nam tử hán, anh hùng dành cho các nam diễn viên như Hồ Quân (Kiều Phong trong Thiên Long bát bộ), Huỳnh Hiểu Minh (Dương Qúa trong Tân Thần điêu đại hiệp) hay Lý Á Bằng (Lệnh Hồ Xung trong Anh hùng xạ điêu).
Với sự mát tay của mình, Trương Kỷ Trung đưa một loạt những tên tuổi này vươn lên trở thành những sao hạng A.
Trương Kỷ Trung hiện được xem là nhà sản xuất số 1 của ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc. Chính ông là người góp công lớn trong việc đề xuất và thúc đẩy 11 thành phố điện ảnh, là những địa danh được bảo tồn và phát triển để trở thành những phim trường quy mô bậc nhất châu Á.
Ông hiện là nhà sản xuất có trong tay đội ngũ nhà quản lý, hậu cần, truyền thông đông đảo. Trương Kỷ Trung từng chia sẻ tham vọng phát triển điện ảnh nước mình theo mô hình và đẳng cấp tương đương với Hollywood.
Theo Trọng Đạt/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)