Được mệnh danh là “bà hoàng” của tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc trong thập niên 90, Quỳnh Dao có cuộc đời cũng đầy thăng trầm và có nhiều bi kịch không hề thua kém những gì bà từng viết trong truyện.
Sinh năm 1938 tại Tứ Xuyên, Quỳnh Dao nổi lên trong giới văn chương với vô vàn tác phẩm thành công và khi dựng thành phim cũng tạo tiếng vang lớn, điển hình như Mùa thu lá bay, Dòng sông ly biệt, Hoàn Châu cách cách, Một thoáng mộng mơ,…
Năm 1959, bà kết hôn và hai năm sau sinh được người con trai đầu lòng. Sự nghiệp của Quỳnh Dao ngày càng thăng tiến cũng là lúc khoảng cách vợ chồng càng xa. Chồng bà dần chìm trong cờ bạc, rượu chè, không quan tâm đến gia đình.
Nữ văn sĩ có cơ duyên gặp Bình Hâm Đào - lúc ấy đang là tổng biên ta65o một tòa soạn lớn tại Đài Loan vào năm bà 25 tuổi và hôn nhân đầy đau khổ. Ban đầu, bà và Bình Hâm Đào gặp nhau qua công việc khi bà thường gửi bản in cho tạp chí của ông. Sau này, tình cảm dần nảy nở và cũng là lúc bi kịch xảy ra với họ vì Quỳnh Dao bị cho là kẻ thứ 3 chen vào hôn nhân của Bình Hâm Đào và vợ là Lâm Uyển Trân.
Xoay quanh chuyện này, có nhiều thông tin bên lề. Ví dụ như vợ cũ của Bình Hâm Đào cũng uất nghẹn kể trong hồi ký về chuyện chồng bà và Quỳnh Dao vui vẻ đi du lịch châu Âu, trong khi bà đau khổ ở nhà và nghĩ đến chuyện tự kết liễu. Cảnh "chung chồng" khiến bà Lâm đau đớn nhiều lần. Có khi, không kiên nhẫn chờ chồng về, bà gọi cho Quỳnh Dao. Qua điện thoại, nữ văn sĩ trả lời thản nhiên: Chị có thể đến đây, đưa anh ấy về.
8 năm dai dẳng trong mối quan hệ tay ba, Quỳnh Dao chính là người quyết định giải quyết tất cả. Bình Hâm Đào không chịu ly dị, Quỳnh Dao ra "tối hậu thư": chấm dứt chuyện ba người, hoặc bà sẽ là người ra đi. Cuối cùng, người bị dồn vào góc tường là bà Lâm, và bà quyết định ly dị.
Chuyện tình tranh cãi của Quỳnh Dao và ông Bình tuy vậy vẫn kéo dài đến tận ngày nay. Nữ văn sĩ không có một giây phút bình yên khi luôn vấp phải sự đay nghiến và ghét bỏ từ những người con của Bình Hâm Đào. Thời điểm ông bị bệnh nặng do tuổi già, Quỳnh Dao có ý định phát hành một cuốn sách về chuyện tình của hai vợ chồng nhưng lại bị con riêng của chồng phản đối kịch liệt. Họ cũng vấp phải tranh cãi về phương pháp điều trị bệnh cho ông Bình.
|
Quỳnh Dao không có một giây phút bình yên khi luôn vấp phải sự đay nghiến và ghét bỏ từ những người con của Bình Hâm Đào. |
Trong lúc tranh cãi, con riêng của ông còn lôi lại chuyện cũ khi Quỳnh Dao xen vào hạnh phúc gia đình họ từ 50 năm trước. Bình Vân, con trai Bình Hâm Đào thẳng thừng tuyên bố: "Nếu một mối tình đánh đổi bằng việc làm tổn thương người khác, bằng sự hy sinh của người phụ nữ khác, thì cho dù thế nào, tình yêu đó không cao đẹp gì, không đáng đem ra khoe khoang, ngợi ca".
Trước lời lẽ của Bình Vân, Quỳnh Dao phải uất nghẹn mà đáp trả: "Tôi sai rồi, hơn 50 năm trước tôi không nên gửi bản thảo Song ngoại tới Hoàng Quán (tạp chí do Bình Hâm Đào làm tổng biên tập)... Tôi sai ở lúc đó chứ không phải bây giờ... Xin lỗi ba người con của ông. Tôi không nên quen cha của các anh chị, các anh chị hãy tha cho tôi".
Sau này, khi bình Hâm Đào mất nhưng cái tiếng là “hồ ly cướp chồng” dường như đeo bám dai dẳng với Quỳnh Dao. Trong suy nghĩ của bà Lâm Uyển Trân thì nữ văn sĩ luôn là kẻ thứ 3 cay nghiệt, xen vào phá nát gia can của người đàn ông có vợ con đầy đủ.
|
Sau này, khi bình Hâm Đào mất nhưng cái tiếng là “hồ ly cướp chồng” dường như đeo bám dai dẳng với Quỳnh Dao. |
Chuyện là người thứ 3 của Quỳnh Dao có thể chỉ là lời tố từ một phía nhưng rõ ràng cái giá cho một mối quan hệ không rõ ràng chính là ảnh hưởng danh tiếng, đời sống cá nhân luôn khổ mệt. Quỳnh Dao hay Lâm Uyển Trân đều là những phụ nữ đau khổ, sống trong dằn vặt và từng có lúc nghĩ mình hạnh phúc. Chung quy là họ luôn giữ chặt sự ghét ghen, thù hờn, còn một người lại không thể dứt bỏ khỏi mối quan hệ ngang trái.
Vì trái tim của một người đàn ông mà hai người phụ nữ, người cam chịu, kẻ bất chấp đạo lý để lao vào, để rồi kết cuộc chỉ nhận lại tổn thương về mình. Chỉ vì ái tình của bản thân mà khiến bản thân và người khác đau khổ, thử hỏi thứ tình cảm ấy có tốt đẹp? Và cũng như lời người con trai của ông Bình đã nói, thứ tình yêu được xây dựng nên từ nước mắt của người khác, liệu có đáng để theo đuổi?