Khi bạn cung cấp cho cơ thể chính xác những chất dinh dưỡng cơ thể cần, nó sẽ hoạt động tối ưu để bạn cảm thấy tốt nhất.Ngược lại, những thực phẩm không lành mạnh được nạp vào cơ thể lâu dần theo thời gian sẽ trở nên bất lợi và khiến cơ thể phản ứng.
Nếu cơ thể bạn có những dấu hiệu sau nghĩa là bạn cần phải xem lại chế độ ăn của mình. 1. Luôn bị táo bón
Táo bón là một dấu hiệu kinh điển cho thấy chế độ ăn của bạn thiếu chất xơ và nước.Chất xơ giúp làm tăng độ cứng của phân, qua đó cải thiện quá trình bài tiết, nhưng để làm tốt việc này, chất xơ cần có nước. Không đủ nước, cơ thể sẽ cố gắng lấy nước từ ruột, tạo ra những cử động ruột khô gây chứng táo bón. 2. Mụn trứng cá
Mụn trứng cá là một vấn đề về da chịu tác động của stress, các hormone và chế độ ăn. Chế độ ăn có thể nhắm vào tình trạng viêm, là nguyên nhân thúc đẩy mụn trứng cá.Bớt dùng các loại thực phẩm chế biến và thay thế bằng những loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhiều màu sắc và các loại hạt chứa a xít béo Omega-3, bạn có thể giảm tình trạng viêm. Bạn cũng cần những bữa ăn cân bằng với hàm lượng đường và tinh bột thấp. 3. Hay ốm
Ốm không chỉ do thời tiết chuyển mùa, mà còn do chế độ ăn. Xem lại mức độ hấp thu kẽm trong chế độ ăn của bạn. Kẽm là một khoáng chất liên quan đến những loại thực phẩm giàu protein, có vai trò quan trọng đối với chức năng miễn dịch và làm lành vết thương.Những người hạn chế hấp thu protein trong các bữa ăn hoặc những người vận dụng chế độ ăn dựa trên thực vật với mức protein thấp có thể cần nạp thêm kẽm. 4. Đau nhức sau khi tập gym
Để có kết quả tốt tại phòng tập gym, chế độ ăn của bạn cần chứa nhiều chất sắt và protein. Bạn có thể tìm thấy chất sắt trong các loại rau đậu, đậu hũ, các loại hạt và thịt. Bạn cũng có thể uống bổ sung sắt nhưng chỉ khi có khuyến nghị của bác sĩ. 5. Thường xuyên mệt mỏi
Nguyên nhân rõ ràng nhất của tình trạng mệt mỏi là chứng thiếu máu do thiếu sắt. Chất sắt đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng các tế bào hồng cầu có thể vận chuyển oxy đến các mô.Tuy nhiên, chứng thiếu máu cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh Celiac, đòi hỏi một chế độ ăn không có gluten nghiêm ngặt.
Khi bạn cung cấp cho cơ thể chính xác những chất dinh dưỡng cơ thể cần, nó sẽ hoạt động tối ưu để bạn cảm thấy tốt nhất.
Ngược lại, những thực phẩm không lành mạnh được nạp vào cơ thể lâu dần theo thời gian sẽ trở nên bất lợi và khiến cơ thể phản ứng.
Nếu cơ thể bạn có những dấu hiệu sau nghĩa là bạn cần phải xem lại chế độ ăn của mình.
1. Luôn bị táo bón
Táo bón là một dấu hiệu kinh điển cho thấy chế độ ăn của bạn thiếu chất xơ và nước.
Chất xơ giúp làm tăng độ cứng của phân, qua đó cải thiện quá trình bài tiết, nhưng để làm tốt việc này, chất xơ cần có nước. Không đủ nước, cơ thể sẽ cố gắng lấy nước từ ruột, tạo ra những cử động ruột khô gây chứng táo bón.
2. Mụn trứng cá
Mụn trứng cá là một vấn đề về da chịu tác động của stress, các hormone và chế độ ăn. Chế độ ăn có thể nhắm vào tình trạng viêm, là nguyên nhân thúc đẩy mụn trứng cá.
Bớt dùng các loại thực phẩm chế biến và thay thế bằng những loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhiều màu sắc và các loại hạt chứa a xít béo Omega-3, bạn có thể giảm tình trạng viêm. Bạn cũng cần những bữa ăn cân bằng với hàm lượng đường và tinh bột thấp.
3. Hay ốm
Ốm không chỉ do thời tiết chuyển mùa, mà còn do chế độ ăn. Xem lại mức độ hấp thu kẽm trong chế độ ăn của bạn. Kẽm là một khoáng chất liên quan đến những loại thực phẩm giàu protein, có vai trò quan trọng đối với chức năng miễn dịch và làm lành vết thương.
Những người hạn chế hấp thu protein trong các bữa ăn hoặc những người vận dụng chế độ ăn dựa trên thực vật với mức protein thấp có thể cần nạp thêm kẽm.
4. Đau nhức sau khi tập gym
Để có kết quả tốt tại phòng tập gym, chế độ ăn của bạn cần chứa nhiều chất sắt và protein. Bạn có thể tìm thấy chất sắt trong các loại rau đậu, đậu hũ, các loại hạt và thịt. Bạn cũng có thể uống bổ sung sắt nhưng chỉ khi có khuyến nghị của bác sĩ.
5. Thường xuyên mệt mỏi
Nguyên nhân rõ ràng nhất của tình trạng mệt mỏi là chứng thiếu máu do thiếu sắt. Chất sắt đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng các tế bào hồng cầu có thể vận chuyển oxy đến các mô.
Tuy nhiên, chứng thiếu máu cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh Celiac, đòi hỏi một chế độ ăn không có gluten nghiêm ngặt.