Virus Rota tấn công trẻ em toàn thế giới: BS chỉ ra 8 triệu chứng

Google News

Thống kê của UNICEF và WHO cho thấy virus Rota gây ra 40% số ca nhập viện do tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu.

Virus Rota có tổng cộng 7 loại, được đánh số bằng các chữ cái A, B, C, D, E, F và G. Phổ biến và dễ lây nhiễm cho con người nhất là loại A, sau đó đến B và C. Phần lớn trẻ nhỏ sẽ mắc phải loại virus này 1 hoặc nhiều lần. Ngay cả người lớn cũng có thể bị tấn công, tuy nhiên triệu chứng sẽ tương đối nhẹ.

Virus Rota lây truyền chính qua đường phân – miệng. Bạn sẽ bị nhiễm virus nếu tiếp xúc với phân của người bệnh hoặc các đồ vật bị nhiễm phân của họ sau đó chạm vào miệng. Cũng có thể lây nhiễm thông qua việc ăn thực phẩm hoặc nguồn nước uống bị nhiễm virus.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota gồm:

- Trẻ từ 6 – 11 tháng tuổi.

- Trẻ bị suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch.

- Ăn dặm không đúng cách, không rửa tay bằng xà phòng sau khi dọn phân hay trong quá trình chế biến thức ăn, xử lý phân không hợp vệ sinh,…

8 triệu chứng phổ biến khi nhiễm virus Rota

Diễn biến của virus Rota thường kéo dài 6 - 7 ngày. Trong đó, sốt 1 – 2 ngày, nôn 2 – 3 ngày và tiêu chảy chiếm khoảng 5 ngày. Thường thì các triệu chứng sẽ đi liền với nhau. Cha mẹ phải hết sức lưu ý vì tiêu chảy nặng có thể dẫn đến tử vong do mất nước.

Ở các nước nhiệt đới như chúng ta, virus Rota hoạt động mạnh quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa, độ ẩm cao, thời tiết thay đổi thất thường như hiện nay. Vì vậy, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nếu phát hiện các triệu chứng sau đây:

- Tiêu chảy kèm theo sốt: trẻ sơ sinh dưới ba tháng sốt trên 38 độ, trẻ sơ sinh từ 3 tháng đến ba tuổi sốt trên 39 độ.

- Nôn mửa liên tục, không thể ăn hoặc uống.

- Đau bụng dữ dội không thuyên giảm.

- Các biểu hiện mất nước như khô miệng, khát nước, khóc không ra nước mắt…

- Tiểu không hết hoặc không thể đi tiểu trên 4 giờ.

6 cách phòng tránh virus Rota

Hiện nay y học vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị cho virus Rota. Vậy nên cha mẹ cần giúp trẻ phòng tránh bằng 6 cách sau đây:

- Sử dụng vaccine: theo khuyến cáo của WHO, nên uống dự phòng vaccine Rota cho trẻ từ 2 tháng tuổi.

- Thường xuyên quan tâm đến vệ sinh cá nhân, rửa tay trước bữa ăn, đặc biệt là rèn luyện thói quen rửa tay cho trẻ. Cha mẹ cũng nên rửa tay kịp thời sau khi giúp con đi đại tiện.

- Đảm bảo vệ sinh nguồn nước, không ăn các loại thịt sống hoặc chưa nấu chín, rửa sạch rau quả trước khi ăn sống.

- Tránh tiếp xúc gần với bệnh nhân bị viêm dạ dày ruột cấp tính hoặc tiêu chảy.

- Đồ chơi và đồ dùng cá nhân của trẻ cần được khử trùng thường xuyên.

- Quản lý phân, xử lý phân thật tốt (dùng hố xí tự hoại, hố xí 2 ngăn), không dùng phân tươi bón cây cối, hoa quả.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt lành mạnh, rèn luyện thói quen tập thể dục từ nhỏ để tăng cường hệ miễn dịch. Việc này sẽ giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm cũng như tác hại của virus Rota.

Theo Trần Thu Thuỷ/Khoevadep

>> xem thêm

Bình luận(0)