Bồn bồn là loại cây trồng dưới nước. Nó còn có tên là thủy hương. Cây cỏ hoang này một thời từng bị coi là cây cỏ bởi nó mọc cạnh tranh với cây lúa nước. Những năm gần đây, nó lại được trồng nhiều để làm các món đặc sản và trở thành một loại cây “xóa đói giảm nghèo” ở miền quê sông nước.Bồn bồn muối dưa. Món ăn này khá đơn giản nhưng vô cùng độc đáo. Người dân tách phần lá bồn bồn già bên ngoài chỉ lấy cọng non trắng sau đó muối như muối dưa chua.Đặc biệt ở món dưa bồn bồn muối này là nước dùng để muối được pha từ đường và nước vo gạo. Vì thế mà dưa có màu trắng rất đẹp chứ không vàng sậm như dưa cải muối. Cây bồn bồn nấu canh chua. Dưa bồn bồn có thể biến tấu thành những món ăn với cơm nóng không chê vào đâu được. Khác với các loại dưa khác, dưa bồn bồn càng nấu thì vị chua của dưa càng mất đi và vị chua không hề gắt.Đã từng ăn canh chua cá bông lau, cá ba sa, cá dứa nấu với me tươi hoặc me muối, ta đã không thể không buột miệng khen ngon. Thì khi các loại cá này được nấu với bồn bồn, dứt khoát nồi canh chua đó sẽ trở thành nỗi nhớ mãi mãi cho những ai đã từng ăn.Bồn bồn trộn thịt bò hoặc tai heo. Món ăn dễ làm này để làm mồi nhậu lai rai thì không còn gì bằng. Nguyên liệu chính là thịt bò và lõi cây bồn bồn, cùng với các loại rau thơm và gia vị, lạc rang giã nát trộn đều. Món nộm đặc biệt này ăn cùng phồng tôm thì tuyệt cú mèo.Bồn bồn xào tép. Bồn bồn được bóc lấy lõi non và tép đất cũng được bóc vỏ. Bắc chảo lên bếp, phi tỏi mỡ cho thơm, sau đó cho tép và bồn bồn vào cùng một lúc, vì hai loại nguyên liệu này có thời gian chín bằng nhau.Bạn chỉ cần để vừa chín tới thì sẽ giữ được độ giòn của bồn bồn và vị ngọt của tép. Chẳng cần nêm gia vị nhiều vì bản thân tép và bồn bồn kết hợp đã làm nên hương vị đậm đà rồi.Bành xèo là món ăn phổ biến ở Nam Bộ, tùy vào cách chế biến mà nó mang những hương vị riêng của từng vùng, miền. Riêng ở miền Tây, nhân bánh có thêm bồn bồn chẻ nhỏ cùng các loại thịt khác. Mùi vị bùi bùi ngọt ngọt của bồn bồn sẽ làm cho loại bánh này có hương vị đặc biệt hơn.
Bồn bồn là loại cây trồng dưới nước. Nó còn có tên là thủy hương. Cây cỏ hoang này một thời từng bị coi là cây cỏ bởi nó mọc cạnh tranh với cây lúa nước. Những năm gần đây, nó lại được trồng nhiều để làm các món đặc sản và trở thành một loại cây “xóa đói giảm nghèo” ở miền quê sông nước.
Bồn bồn muối dưa. Món ăn này khá đơn giản nhưng vô cùng độc đáo. Người dân tách phần lá bồn bồn già bên ngoài chỉ lấy cọng non trắng sau đó muối như muối dưa chua.
Đặc biệt ở món dưa bồn bồn muối này là nước dùng để muối được pha từ đường và nước vo gạo. Vì thế mà dưa có màu trắng rất đẹp chứ không vàng sậm như dưa cải muối.
Cây bồn bồn nấu canh chua. Dưa bồn bồn có thể biến tấu thành những món ăn với cơm nóng không chê vào đâu được. Khác với các loại dưa khác, dưa bồn bồn càng nấu thì vị chua của dưa càng mất đi và vị chua không hề gắt.
Đã từng ăn canh chua cá bông lau, cá ba sa, cá dứa nấu với me tươi hoặc me muối, ta đã không thể không buột miệng khen ngon. Thì khi các loại cá này được nấu với bồn bồn, dứt khoát nồi canh chua đó sẽ trở thành nỗi nhớ mãi mãi cho những ai đã từng ăn.
Bồn bồn trộn thịt bò hoặc tai heo. Món ăn dễ làm này để làm mồi nhậu lai rai thì không còn gì bằng. Nguyên liệu chính là thịt bò và lõi cây bồn bồn, cùng với các loại rau thơm và gia vị, lạc rang giã nát trộn đều. Món nộm đặc biệt này ăn cùng phồng tôm thì tuyệt cú mèo.
Bồn bồn xào tép. Bồn bồn được bóc lấy lõi non và tép đất cũng được bóc vỏ. Bắc chảo lên bếp, phi tỏi mỡ cho thơm, sau đó cho tép và bồn bồn vào cùng một lúc, vì hai loại nguyên liệu này có thời gian chín bằng nhau.
Bạn chỉ cần để vừa chín tới thì sẽ giữ được độ giòn của bồn bồn và vị ngọt của tép. Chẳng cần nêm gia vị nhiều vì bản thân tép và bồn bồn kết hợp đã làm nên hương vị đậm đà rồi.
Bành xèo là món ăn phổ biến ở Nam Bộ, tùy vào cách chế biến mà nó mang những hương vị riêng của từng vùng, miền. Riêng ở miền Tây, nhân bánh có thêm bồn bồn chẻ nhỏ cùng các loại thịt khác. Mùi vị bùi bùi ngọt ngọt của bồn bồn sẽ làm cho loại bánh này có hương vị đặc biệt hơn.