Loét dạ dày tá tràng là bệnh ít gặp ở trẻ, bệnh được chia làm 2 loại: tiên phát và thứ phát. Trong đó, hay gặp nhất là loét dạ dày thứ phát, do các tác nhân gây ảnh hưởng cấp tính đến niêm mạc dạ dày.PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Tình trạng trẻ em mắc bệnh viêm loét dạ dày đang gia tăng và ngày càng trẻ hoá. Nguyên nhân thứ nhất gây nên bệnh đau dạ dày ở trẻ chủ yếu là do ăn uống. Các bậc phụ khuynh luôn ép con cái của họ ăn thật nhiều để nhanh lớn, nhưng nếu cho trẻ ăn quá no trẻ rất dễ ói, điều đó làm cho dạ dày không thể tiêu hóa kịp, cũng có thể dẫn đến tình trạng đau dạ dày ở trẻ.Nguyên nhân thứ hai là do trẻ học hành quá tải, lo lắng quá nhiều dẫn đến bị stress. Ngoài ra, loét dạ dày ở trẻ cũng có thể do thuốc, gây tổn thương ở dạ dày nhiều hơn.Đau bụng: Đây là triệu chứng hay gặp nhất ở trẻ. Đau bụng ở trẻ cũng thường không giống người lớn. Ở trẻ lớn, đau bụng vùng thượng vị thường giống như người lớn, đau lâm râm, âm ỉ, đôi khi có cảm giác bỏng rát ở thượng vị (trên rốn). Một số ít có cả cơn đau về đêm. Mỗi cơn đau có thể kéo dài vài chục phút đến hàng giờ. Mỗi đợt đau có thể kéo dài hàng tuần đến hàng tháng.Nôn: Nôn và buồn nôn hoặc chán ăn là những triệu chứng rất ít gặp ở trẻ lớn nhưng ở trẻ nhỏ có thể gặp nôn tái đi tái lại, kèm theo chậm lớn, mệt mỏi, xanh xao và có thể xuất huyết tiêu hóa.Thiếu máu: Nguyên nhân thường do xuất huyết đường tiêu hóa kéo dài nhiều ngày hoặc xuất huyết ồ ạt do vết loét ăn mòn vào trong niêm mạc và dưới niêm mạc. Điều này làm tổn thương mạch máu dẫn tới thiếu máu cấp tính và nặng. Đây cũng có thể là những lý do đầu tiên khiến trẻ nhập viện.PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng khuyên các phụ huynh không nên tạo áp lực cho trẻ trong việc ăn và học. Cụ thể là không được ép trẻ ăn và không cho trẻ học thêm quá nhiều. Nên dành nhiều thời gian hơn để trẻ được vui chơi ở ngoài trời hơn là chỉ học tập và vui chơi trong nhà.
Loét dạ dày tá tràng là bệnh ít gặp ở trẻ, bệnh được chia làm 2 loại: tiên phát và thứ phát. Trong đó, hay gặp nhất là loét dạ dày thứ phát, do các tác nhân gây ảnh hưởng cấp tính đến niêm mạc dạ dày.
PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Tình trạng trẻ em mắc bệnh viêm loét dạ dày đang gia tăng và ngày càng trẻ hoá. Nguyên nhân thứ nhất gây nên bệnh đau dạ dày ở trẻ chủ yếu là do ăn uống. Các bậc phụ khuynh luôn ép con cái của họ ăn thật nhiều để nhanh lớn, nhưng nếu cho trẻ ăn quá no trẻ rất dễ ói, điều đó làm cho dạ dày không thể tiêu hóa kịp, cũng có thể dẫn đến tình trạng đau dạ dày ở trẻ.
Nguyên nhân thứ hai là do trẻ học hành quá tải, lo lắng quá nhiều dẫn đến bị stress. Ngoài ra, loét dạ dày ở trẻ cũng có thể do thuốc, gây tổn thương ở dạ dày nhiều hơn.
Đau bụng: Đây là triệu chứng hay gặp nhất ở trẻ. Đau bụng ở trẻ cũng thường không giống người lớn. Ở trẻ lớn, đau bụng vùng thượng vị thường giống như người lớn, đau lâm râm, âm ỉ, đôi khi có cảm giác bỏng rát ở thượng vị (trên rốn). Một số ít có cả cơn đau về đêm. Mỗi cơn đau có thể kéo dài vài chục phút đến hàng giờ. Mỗi đợt đau có thể kéo dài hàng tuần đến hàng tháng.
Nôn: Nôn và buồn nôn hoặc chán ăn là những triệu chứng rất ít gặp ở trẻ lớn nhưng ở trẻ nhỏ có thể gặp nôn tái đi tái lại, kèm theo chậm lớn, mệt mỏi, xanh xao và có thể xuất huyết tiêu hóa.
Thiếu máu: Nguyên nhân thường do xuất huyết đường tiêu hóa kéo dài nhiều ngày hoặc xuất huyết ồ ạt do vết loét ăn mòn vào trong niêm mạc và dưới niêm mạc. Điều này làm tổn thương mạch máu dẫn tới thiếu máu cấp tính và nặng. Đây cũng có thể là những lý do đầu tiên khiến trẻ nhập viện.
PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng khuyên các phụ huynh không nên tạo áp lực cho trẻ trong việc ăn và học. Cụ thể là không được ép trẻ ăn và không cho trẻ học thêm quá nhiều. Nên dành nhiều thời gian hơn để trẻ được vui chơi ở ngoài trời hơn là chỉ học tập và vui chơi trong nhà.