Thuốc gì giúp thí sinh ôn thi tốt trong mùa tuyển sinh 2018?

Google News

Một số thuốc sau có thể hỗ trợ thí sinh dự tuyển sinh 2018 khi cần thiết trong một số trường hợp và sử dụng dưới sự kê đơn của bác sĩ như: Sulbutiamin, piracetam.. giúp tập trung chú ý và ghi nhớ dễ dàng hơn.

Thông tin bổ ích cho kỳ tuyển sinh 2018:
Con trai tôi sắp thi đại học, thời gian này cháu đang phải nỗ lực học rất nhiều. Tôi muốn cho cháu uống thêm thuốc bổ sung để tăng khả năng ghi nhớ, giảm bớt căng thẳng. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi nên dùng thuốc gì để hỗ trợ ôn thi. Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!
Nguyễn Hoài Thu (TP. Hồ Chí Minh)
 Ảnh minh họa.
Rất tiếc là thực tế sẽ không có loại thuốc tăng khả năng ghi nhớ nào như bạn mong muốn cả. Trí nhớ của một người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là khả năng tập trung chú ý, khả năng ghi nhớ, giấc ngủ và thể trạng chung của cơ thể...
Nếu khả năng chú ý kém, họ sẽ rất khó ghi nhớ; khả năng ghi nhớ kém, họ sẽ rất lâu thuộc bài; nếu thiếu ngủ thì khả năng chú ý và ghi nhớ cũng bị ảnh hưởng trầm trọng và nếu thể trạng chung kém thì thí sinh không học được nhiều.
Một số thuốc sau có thể hỗ trợ khi cần thiết trong một số trường hợp và sử dụng dưới sự kê đơn của bác sĩ như: Sulbutiamin là thuốc có tác dụng kích thích thần kinh nhẹ, giúp tập trung chú ý và ghi nhớ dễ dàng hơn; piracetam là thuốc có tác dụng hưng phấn nhẹ thần kinh trung ương, giúp tăng tạo ATP ở não, vì thế hỗ trợ quá trình chú ý và ghi nhớ; gilko biloba có tác dụng giãn mạch máu não, tăng sử dụng ôxy hiệu quả hơn ở tế bào não, vì thế giúp quá trình tư duy, chú ý và trí nhớ thuận lợi hơn; viên thuốc chứa vitamin và khoáng chất (các viên thuốc này chứa vitamin B1, có tác dụng làm giảm cảm giác mệt mỏi cho người dùng)... Tất cả các thuốc này đều không có tác dụng tức thời nên phải uống kéo dài có khi hàng tháng.
Điều quan trọng là thí sinh phải bố trí thời gian học, thư giãn, nghỉ ngơi, và ngủ hợp lý. Khi nghỉ giải lao ngắn, thí sinh nên đi lại và vận động nhẹ nhàng, hít thở không khí trong lành. Những lúc này, thí sinh nên có vài vận động chân tay (như làm các việc vặt trong gia đình).
Nên có thời gian ngủ 8-9 giờ mỗi ngày. Một giấc ngủ sâu sẽ giúp cải thiện tình hình học tập sau đó. Người ta cũng khuyên thí sinh nên có giấc ngủ trưa kéo dài 30 phút đến 1 giờ. Việc học tập quá khuya không có lợi vì ảnh hưởng đến khả năng học tập vào hôm sau.
Ngoài ra, nước chè và cà phê loãng uống buổi sáng cũng có tác dụng làm thí sinh thấy tỉnh táo hơn. Nếu uống vào chiều tối thì có thể gây mất ngủ.
Theo SKĐS

>> xem thêm

Bình luận(0)