Thực phẩm quen thuộc làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2

Google News

Theo một nghiên cứu, ăn nhiều hơn một khẩu phần thịt đỏ mỗi tuần có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 và nguy cơ sẽ tăng lên sau mỗi khẩu phần bổ sung hàng tuần.

Theo trang Express.co.uk, đây là kết luận của một nhóm các nhà nghiên cứu dẫn đầu từ Đại học Harvard. Họ cũng nhận thấy rằng nguy cơ có thể giảm bớt bằng cách thay thế thịt đỏ bằng các nguồn protein thực vật lành mạnh.
“Phát hiện của chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ các hướng dẫn về chế độ ăn uống khuyến nghị hạn chế tiêu thụ thịt đỏ”, Tiến sĩ Xiao Gu nói.
Nghiên cứu này dựa trên các công trình trước đây đã tìm ra mối liên hệ giữa thịt đỏ và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Thuc pham quen thuoc lam tang nguy co mac tieu duong tuyp 2
Ảnh minh họa: Getty.  
Người ta ước tính rằng hơn nửa triệu người trên toàn thế giới đang sống chung với bệnh tiểu đường tuýp 2 - căn bệnh này là yếu tố nguy cơ chính gây ra các tình trạng bao gồm ung thư, bệnh tim mạch, chứng mất trí nhớ và bệnh thận.
Trong nghiên cứu, Gu và các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu sức khỏe của 216.695 người. Những người tham gia được khảo sát hai đến bốn năm một lần về chế độ ăn uống của họ, trong thời gian tối đa lên tới 36 năm. Trong thời gian này, hơn 22.000 đối tượng mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng việc tiêu thụ cả thịt đỏ đã qua chế biến và chưa qua chế biến có liên quan chặt chẽ đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Hơn nữa, những người ăn nhiều thịt đỏ nhất có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 62% so với những người ăn ít thịt nhất.
Theo các nhà nghiên cứu, mỗi khẩu phần thịt đỏ đã qua chế biến bổ sung hàng ngày có liên quan đến nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 46% và mỗi khẩu phần thịt đỏ chưa qua chế biến bổ sung hàng ngày có nguy cơ cao hơn 24%.
“Dựa trên những phát hiện của chúng tôi và dữ liệu nghiên cứu trước đây của những người khác, giới hạn khoảng một khẩu phần thịt đỏ mỗi tuần sẽ là hợp lý đối với những người muốn tối ưu hóa sức khỏe của mình", Giáo sư Walter Willett cho biết.
Phân tích của nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng việc thay thế một khẩu phần thịt đỏ hàng ngày bằng các loại hạt và các loại đậu có liên quan đến việc giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, trong khi chuyển sang khẩu phần các sản phẩm từ sữa có nguy cơ thấp hơn 22%.
Những phát hiện đầy đủ của nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Phòng bệnh thận yếu, tiểu đêm bằng y học cổ truyền

Nguồn video: Sức khỏe và Đời sống

An An (Theo Express.co.uk)

>> xem thêm

Bình luận(0)