Mirror đưa tin, khoảng 13 triệu người Anh có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, xảy ra khi tuyến tụy sản xuất quá ít insulin hoặc không sản xuất, dẫn đến một loạt vấn đề.
Mặc dù các dấu hiệu của bệnh ở mỗi người có thể khác nhau, bác sĩ Paul McArdle chia sẻ một số triệu chứng chính mà bạn "có thể không nhận thấy".
|
Ảnh minh họa: Getty. |
"Khi nồng độ glucose (một loại đường) trong máu quá cao, nó có thể gây ra rất nhiều triệu chứng, song người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thường không nhận ra dấu hiệu nào trước khi được chẩn đoán. Tuy nhiên, có một số triệu chứng quan trọng cần chú ý, bao gồm cảm thấy mệt mỏi, khát nước và đi tiểu nhiều - đặc biệt là vào ban đêm", bác sĩ Paul nói với tờ Express.
"Bạn có thể không nhận thấy bất thường như bắt đầu uống một cốc nước trước khi đi ngủ hoặc thức dậy nhiều hơn vào ban đêm để đi vệ sinh", bác sĩ nói tiếp.
Ngoài ra, một số triệu chứng ít rõ ràng hơn bao gồm tưa miệng, ngứa ở bộ phận sinh dục, mờ mắt hoặc vết thương lâu lành hơn.
Uống nhiều nước hơn có liên quan đến việc tăng nhu cầu đi tiểu khi mắc bệnh tiểu đường vì thận của bạn phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi máu.
"Nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào nói trên và nghĩ rằng bản thân có thể mắc bệnh tiểu đường loại 2, hãy hỏi ý kiến bác sĩ", bác sĩ Paul khuyên.
Bệnh tiểu đường không nhất thiết chỉ do ăn nhiều đường. Nó có thể là do di truyền và được liên kết chặt chẽ với các yếu tố lối sống khác. Béo phì, chế độ ăn uống tổng thể của bạn,...cũng góp phần vào sự khởi phát của bệnh tiểu đường.
Cách tốt nhất để kiểm soát lượng đường trong máu?
Chuyên gia cho hay: "Mặc dù đường không nhất thiết là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường, nhưng việc loại bỏ các nguồn đường khỏi chế độ ăn uống là bước quan trọng đầu tiên nếu bạn vừa được chẩn đoán mắc tiểu đường loại 2, hoán đổi từ thực phẩm và đồ uống nhiều đường sang thực phẩm thay thế không đường.
Chất làm ngọt không đường có thể được sử dụng trong đồ uống nóng như trà hoặc cà phê và cũng có thể giúp ích rất nhiều cho việc giảm lượng đường trong đồ uống đó".
Mời độc giả xem thêm video: Tìm hiểu về bệnh tiểu đường và những biến chứng nguy hiểm (Nguồn video: THĐT)